Tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

Trầm cảm là bệnh, cần được quan tâm và điều trị. Ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân có thể dùng thuốc để ổn định tinh thần. Tuy nhiên họ vẫn cần nhận được sự quan tâm của gia đình và người thân. Đồng thời, người bệnh cũng phải thăm khám để xác định tình trạng, chữa trị sớm. Vậy tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm là gì? Cùng ondinhtieuduong.com tìm hiểu thông tin về vấn đề này qua bài viết sau nhé. 

Mục lục bài viết

Bệnh trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm (Depression) là một chứng rối loạn tinh thần thường gặp ở mọi độ tuổi. Những người mắc bệnh này hay có tâm trạng buồn bã, hay khóc. Một số người lại mất hết động lực, giảm hứng thú trong mọi việc. Kể cả những hoạt động mà mình đã từng rất yêu thích trước đây. Theo các chuyên gia tâm lý, trầm cảm ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác, suy nghĩ, hành xử của con người.

Căn bệnh này phổ biến đến mức có khoảng 80% dân số trên thế giới từng bị trầm cảm vào thời điểm bất kỳ nào đó trong cuộc đời. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 – 25%. Nó xuất hiện chủ yếu ở nữ giới và tập trung ở những đối tượng ly thân, ly dị, thất nghiệp, phụ nữ sau sinh…

Tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm
Bệnh trầm cảm (Depression) là một chứng rối loạn tinh thần thường gặp ở mọi độ tuổi

Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

Thông thường đối với những bệnh nhân bị trầm cảm, bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp 2 nhóm thuốc có tác dụng chống rối loạn lo âu, loạn thần. Một số tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm chúng ta có thể kể đến như sau: 

Nhóm SSRI 

Nhóm SSRI gồm các thuốc: sertraline, paroxetine, fluoxetine, citalopram…  Chúng có tác dụng ức chế tái hấp thu serotonin – chất dẫn truyền thần kinh ở não để làm giảm triệu chứng bệnh trầm cảm. Hiện nay nhóm thuốc này được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên nó vẫn có tác dụng phụ như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, khô miệng, sụt cân, mất ngủ, chức năng tình dục bị rối loạn… 

Nhóm SNRI

Nhóm SNRI gồm các thuốc: venlafaxine, duloxetine, desvenlafaxine… Công dụng của nhóm thuốc này là ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine – những chất dẫn truyền thần kinh ở não. Chúng mang đến cho người dùng các tác dụng phụ phổ biến gồm: chóng mặt, buồn nôn, táo bón, đổ mồ hôi, rối loạn chức năng tình dục. 

Công dụng của nhóm thuốc này là ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine
Công dụng của nhóm thuốc này là ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine

Nhóm TCA 

Nhóm TCA gồm các thuốc: imipramine, doxepin, desipramine, amitriptyline… Chúng có khả năng ức chế tái hấp thu các chất serotonin, norepinephrine và các thụ thể alpha-adrenergic, histamin H1, muscarinic M1. Mặc dù nhóm thuốc này mang lại hiệu quả cao nhưng lại ít được sử dụng. Bởi nó có thể gây nên các tác dụng phụ như: mờ mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, táo bón, khô miệng, bí tiểu, nhịp tim nhanh, huyết áp hạ, rối loạn tình dục.. 

Nhóm MAOI

Nhóm MAOI gồm các thuốc: isocarboxazid, phenelzine, tranylcypromine… có tác dụng ức chế sự hoạt động của enzym monoamin oxydase. Đây là loại enzym có nhiệm vụ phá vỡ những chất dẫn truyền thần kinh trong não. Nhóm thuốc này thường được sử dụng khi các thuốc trên không đạt hiệu quả. Bởi vì nó có thể gây nên nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: tăng cân, hạ huyết áp tư thế, rối loạn chức năng tình dục cho người bệnh. 

Đây là loại enzym có nhiệm vụ phá vỡ những chất dẫn truyền thần kinh trong não
Đây là loại enzym có nhiệm vụ phá vỡ những chất dẫn truyền thần kinh trong não

Nhóm Atypical antidepressants

Một số thuốc có thể kể đến gồm: trazodone, mirtazapin, bupropion… Khi đi vào cơ thể chúng sẽ tác động đến các chất serotonin, norepinephrine và dopamine trong não. Nhóm thuốc này gây nên một số tác dụng phụ như: chóng mặt, hạ huyết áp, khô miệng, táo bón… 

Cách phòng chống và giảm trầm cảm hiệu quả

Mặc dù phương pháp điều trị hội chứng trầm cảm vẫn còn rất hạn chế, chỉ có thể trị liệu tâm lý và can thiệp thuốc. Vậy nên, điều cần thiết hơn cả là phòng tránh trước khi nó xảy bằng việc kiểm soát căng thẳng, yêu bản thân hơn. Bạn nên thường xuyên trò chuyện thân mật với gia đình và bạn bè. Đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng. Đồng thời phải điều trị ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh dù nhỏ nhất.

Ngày nay, có rất nhiều cách trị liệu dành cho những người mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, nguyên tắc chung trong điều trị vẫn là phải kết hợp giữa thư giãn tập luyện, điều trị bằng liệu pháp tâm lý và sử dụng hóa dược. Trong quá trình sử dụng thuốc chúng ta cần tuân thủ liều lượng, chế độ ăn uống đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về dùng tại nhà có thể gây nhiều tác dụng phụ gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, chúng ta cũng cần dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng. Có như vậy việc chữa trị mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. 

Cách phòng chống và giảm trầm cảm hiệu quả
Cách phòng chống và giảm trầm cảm hiệu quả

Lời kết

Như vậy trầm cảm tình trạng bệnh lý liên quan đến thần kinh. Nó có thể gây nên nhiều hệ lụy nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Mong rằng với những  thông tin về tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảmondinhtieuduong.com chia sẻ trong bài viết. Bạn đọc sẽ có thêm kinh nghiệm hữu ích để chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như người thân trong gia đình. Chúc bạn luôn khỏe để tận hưởng những điều tuyệt vời của cuộc sống xung quanh nhé. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button