Tiểu đường trở thành nỗi lo ngại của hầu hết mọi người, nhiều người thắc mắc không biết bệnh tiểu đường có di truyền không và nếu có thì phải làm như thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó một cách chính xác nhất.
“Năm nay tôi 48 tuổi, bị tiểu đường đã 3 năm nay. Hiện tại tôi đang điều trị bằng thuốc Đông y kết hợp chế độ ăn uống kiêng khem từ bác sĩ nên tình trạng bệnh khá ổn định. Điều tôi lo lắng không phải bệnh tình của mình nữa và tôi lo không biết con tôi có bị không, năm nay cháu mới 20 tuổi rất còn trẻ. Lúc trước mẹ tôi có bị, giờ đến tôi và tôi rất sợ cháu sẽ bị. Vậy xin hỏi bệnh tiểu đường có di truyền không thưa bác sĩ?”
(Đoàn Quỳnh Hoa- Đồng Nai)
Giải đáp từ chuyên gia:
Cảm ơn chị Nga đã gửi thư về chuyên mục chúng tôi, có thể nói tiểu đường đã không còn xa lạ với mọi người nếu không muốn nói nó đã quá phổ biến. Do đó, phòng ngừa bệnh là việc cần thiết nhất mỗi người cần phải quan tâm.
Mục lục bài viết
Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Theo nghiên cứu cho các bác sĩ hàng đầu thế giới, thực chất nguyên nhân bị bệnh tiểu đường ngoài do chế độ ăn uống sinh hoạt còn có thể do di truyền. Cả tiểu đường tuýp 1, 2 và thai kỳ đều có nguy cơ này. Hiện nay chưa có phương pháp phòng bệnh tiểu đườg do di truyền.
Tiểu đường tuýp 1:
- Nếu cả bố và mẹ đều có tiền sử mắc bệnh thì con cái có khoảng 30% di truyền
- Nếu chỉ có bố bị tiểu đường thì khả năng di truyền 6%
- Nếu mẹ có bệnh tiểu đường thì khả năng di truyền 4%
Tiểu đường tuýp 2:
Tỉ lệ di truyền ở những người thuộc tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với người tuýp 1.
- Nếu cả cha và mẹ đều bị tiểu đường tuýp 2 thì con cái sẽ có khả năng bị di truyền 50%
- Nếu 1 trong 2 người bị tiểu đường tuýp 2 dưới 50 tuổi thì tỉ lệ mắc bệnh là 14% và sau 50 tuổi thì tỉ lệ là 7,7%.
Tóm lại có thể kết luận rằng, bệnh tiểu đường có khả năng di truyền và tiểu đường tuýp 2 có tỉ lệ cao hơn tuýp 1, ngoài ra cả cha và mẹ bị bệnh thì phầm trăm di truyền sẽ cao hơn so với một trong hai người bị.
Bệnh tiểu đường di truyền thế nào?
Câu hỏi bệnh tiểu đường có di truyền không là chung khi mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh và người nhà cần phải nắm bắt khả năng di truyền của từng loại như thế nào. Theo các bác sĩ cho hay, mỗi loại tiểu đường khác nhau sẽ có tỉ lệ di truyền riêng.
Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 tuy không phổ biến, nhưng liệu rằng có xuất phát từ nguyên nhân di truyền hay không? Câu trả lời cho câu hỏi này là “có”. Và tỉ lệ di truyền bệnh lý sẽ phụ thuộc vào người mắc bệnh và độ tuổi như thế nào. Cụ thể, tỉ lệ đã được nêu ra ở phần trên.
Theo một số tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tăng gấp đôi. Nếu như bố hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường trước 11 tuổi. Và trường hợp, nếu như cả bố và mẹ đều bị bệnh lý thì nguy cơ đứa trẻ sẽ bị bệnh lên tới 10-25%. Do đó, cần nắm bắt thông tin chuẩn này để lưu ý khi có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.
Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có di truyền hay không, và di truyền như thế nào? Mọi người ai cũng biết rằng, tiểu đường tuýp 2 là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Do đó, vấn đề nó có di truyền hay không được đông đảo mọi người quan tâm.
Dựa vào một số nghiên cứu từ Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ thì chúng ta dễ dàng nắm bắt được câu trả lời cho vấn đề này là “có”. Và số liệu di truyền thế nào được nên rõ ở mục trên. Và chúng ta cũng nên biết rằng, tỷ lệ nguy cơ di truyền như trên cũng có thể thay đổi. Yếu tố phụ thuộc đến sự thay đổi đó là:
- Môi trường sống
-
- Chế độ ăn uống
- Lối sống sinh hoạt
Những yếu tố này cũng có nhiều tác động đến gene, tạo nên sự đột biến và tăng giảm tỷ lệ di truyền đáng kể cho bệnh lý.
Phòng ngừa tiểu đường như thế nào?
Điều trị bệnh tiểu đường không phải việc làm dễ dàng, thậm chí rất khó để có thể loại bỏ tận gốc. Do đó lựa chọn lối sống lành mạnh và điều độ là biện pháp hữu hiệu nhất làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Chế đô ăn uống khoa học
Chế đô ăn uống là nguyên nhân hằng đầu dẫn đến bệnh tiểu đường. Ăn uống không lành mạnh, nhiều dầu mỡ và chất đường ngọt là “thủ phạm” gây nên bệnh. Chính vì vậy, hãy duy trì một chế độ ăn uống khoa học bằng cách tránh xa đồ ăn chiên xào, bánh ngọt và các loại nước uống có ga. Thay vào đó là ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi giàu chất xơ
Tập luyện thể thao
Hãy tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai, ngoài ra còn giúp lưu thông máu huyết, tim mạch rất tốt cho sức khỏe, từ đó đường huyết cũng được kiểm soát ổn định. Lưu ý nên tập luyện vừa sức với cơ thể, những bộ môn thích hợp nhất phải kể đến là chạy bộ, yoga, bơi lội, cầu lông, …
>>> Nên đọc: Chia Sẻ Tiểu Đường Có Được Ăn Trứng Không? Ăn Mấy Quả?
Giữ tinh thần thoải mái
Tinh thần chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất, có vui vẻ thì mọi chuyện cũng lạc quan hơn, đời sống sẽ tốt đẹp hơn. Tránh căng thẳng, lo âu, stress cũng là biện pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Giữ cân nặng hợp lý
Một cơ thể khỏe mạnh là một cơ thể cân đối- điều đó chưa bao giờ là sai, thừa cân béo phì là nguyên nhân của rất nhiều bệnh, trong đó có tiểu đường. Cholesterol tích trữ trong cơ thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu khiến chúng bị tăng lên khó kiểm soát. Giảm cân ở mức tiêu chuẩn vừa giúp cơ thể săn chắn xinh đẹp lại còn phòng tránh được rất nhiều bệnh khác nhau.
Cần phải thăm khám sức khỏe định kỳ
Một khi đã biết bệnh tiểu đường có di truyền không thì chắc hẳn mọi người sẽ lo lắng. Và điều nên làm đó là cần phải tham khám sức khỏe định kỳ là điều nên làm. Người bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 cần phải thăm khám sức khỏe định kỳ.
Bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm về đường huyết nhằm nắm rõ tình trạng sức khỏe, bệnh lý. Việc phát hiện bệnh kịp thời, điều trị sớm sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Thực tế thì bệnh lý tiểu đường chưa có thuốc để chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp sẽ kiểm soát bệnh tốt. Đồng thời, giúp người bệnh ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, sống khỏe hơn mỗi ngày.
Thăm khám sức khỏe là điều vô cùng quan trọng. Cho nên, mọi người cần phải hết sức lưu ý và tuân thủ để luôn khỏe. Đừng để sự vô tâm của bản thân mà đến một ngày nào đó phải nếu như, giá như thì mọi chuyện đã muộn màng khi biến chứng nguy hiểm ập đến.
>>>Xem thêm: Tiểu Đường Có Uống Được Cà Phê Không Và Những Điều Cần Biết
Cách kiểm soát đường huyết tốt nhất
Là bệnh lý ngày càng phổ biến và gây nên nhiều biếng chứng nghiêm trọng. Ảnh hưởng rất lớn tới các hệ cơ quan trong cơ thể như tim mạch, huyết áp, mắt, hệ thần kinh. Gây ra biến chứng loét bàn chân, suy thận hay biến chứng nhiễm trùng,…
Chính vì vậy, các bác sĩ đã cảnh tỉnh bệnh tiểu đường là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Do đó, nếu chẳng may mắc bệnh lý thì cần có cách kiểm soát và ổn định đường huyết. Có như vậy mới ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại có nhiều cách kiểm soát đường huyết phổ biến. Cụ thể:
Dùng thuốc Tây
Uống thuốc Tây dưới sự chỉ dãn của bác sĩ với lều lượng phù hợp thể trạng của bệnh nhân. Thuốc được bác sĩ kê đơn kỹ lưỡng, tùy vào tình trạng bệnh lý như thế nào.
Dùng thảo dược
Sử dụng thảo dược tự nhiên sẽ giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Một số loại thảo dược phổ biến như Thiên hoa phấn, Sinh địa, Hoài sơn, Nhục thung dung, Ba kích, Sơn thù du, … được nhiều người ưa chuộng. Kiên trì dùng các thảo dược này, không chỉ kiểm soát và ổn định đường huyết mà còn mang nhiều công dụng tuyệt vời khác cho sức khỏe. Đồng thời, có thể ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm cho bệnh lý tiểu đường.
Dùng thuốc Tây hoặc thảo dược tư nhiên, kết hợp với một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó, cần phải khám chỉ số đường huyết định kỳ 3 tháng/lần để bệnh nhân tiểu đường luôn có một sức khỏe tốt nhất.
Kết luận
Giờ thì đã rõ, bệnh tiểu đường có di truyền không rồi đó! Đừng quên chia sẻ những thông điệp hữu ích này để cả nhà cùng đón đọc và chăm sóc sức khỏe của mình một cách tốt nhất. NESFACO là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thảo dược cho người tiêu dùng.
Với mong muốn mang tới giải pháp chăm sóc sức khỏe tuyệt vời nhất cho mọi người. Chúng tôi luôn cố gắng, phấn đấu để mang tới sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt nhất cho Quý khách hàng. Do đó, bất cứ khi nào quý khách có nhu cầu cần tư vấn về bệnh lý tiểu đường, cao huyết áp,… Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin sau:
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com
Từ khóa tìm kiếm:
Bệnh tiểu đường có di truyền không