Albumin là gì? Vai trò của Albumin với sức khỏe

Albumin có thể là một từ ngữ xa lạ với mọi người. Tuy nhiên đây lại là một thành phần quen thuộc và rất quan trọng với sức khỏe của bạn. Thông qua việc xét nghiệm chỉ số albumin giúp bác sĩ phát hiện sớm nhiều bệnh liên quan. Cùng Nesfaco tham khảo bài viết albumin là gì? Vai trò của albumin với sức khỏe con người.

Mục lục bài viết

Albumin là gì? Vai trò của albumin trong cơ thể

Albumin là thành phần quan trọng  trong cơ thể con người. Chúng được ví như người vận chuyển trong cơ thể.

albumin là gì
Chỉ số albumin là gì?

Albumin là gì?

Albumin là một loại protein chiếm khoảng 60 đến 75% tổng số protein toàn phần. Albumin cũng là một thành phần quan trọng nhất của huyết thanh giúp duy trì áp lực thẩm thấu keo trong máu.

Albumin được gan sản xuất ra. Chúng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều khi gan có bất cứ sự tổn thương nào. Hàm lượng albumin giảm đối với những người bị bệnh lý về gan, suy dinh dưỡng hay bị viêm nhiễm. Ngoài ra albumin cũng tăng lên khi cơ thể bị mất nước

Vai trò của albumin

Albumin không chỉ là thành phần protein chủ yếu của huyết thanh. Nó còn có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như:

Duy trì áp suất thẩm thấu

Do có trọng lượng phân tử thấp và có nồng độ lớn nên albumin có vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất thẩm thấu keo viết tắt là COP trong máu. Albumin có thể chịu tới 80% tổng áp suất keo, giúp chống lại sự thẩm thấu của chất lỏng ra ngoài mạch máu.

Vai trò vận chuyển

Albumin được ví như người vận chuyển trong cơ thể. Chúng có thể liên kết với các ion sắt, canxi, chất béo, bilirubin, các chất nội hoặc ngoại sinh và vận chuyển chúng trong các mạch máu đưa tới các cơ quan khác của cơ thể.

Do đó bất kỳ sự thay đổi nào của cấu trúc albumin cũng ảnh hưởng tới sự cân bằng chuyển hóa các chất nội . Điều này giúp bác sĩ phát hiện sớm các bệnh hiểm nghèo tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Vai trò dinh dưỡng

Vì là người vận chuyển nên albumin có vai trò cung cấp các axit amin giúp tổng hợp protein ở các mô bị tổn thương. Cung cấp các chất đạm, chất béo cần thiết cho cơ thể. Đối với những người suy kiệt, suy dinh dưỡng, ốm yếu thường được điều trị bằng cách bổ sung albumin.

Vai trò chống oxy hóa, khử gốc tự do

Vì albumin liên kết với các loại ion khác như Fe, Cu… nên giảm các phản ứng oxi hóa. Ngoài ra albumin còn hạn chế sự tiếp xúc giữa các nhóm thiol với các dư lượng cysteine tự do. Chất này hoạt động như một  người dọn dẹp các gốc tự do, ngăn chặn các loại phản ứng của oxi và nitơ.

Vai trò đệm, cân bằng kiềm cho cơ thể

Do albumin có nồng độ cao và chứa một lượng lớn nhóm histidine  giúp cho việc cân bằng kiềm trong cơ thể và có khả năng đệm rất an toàn.

Chống đông máu

Do albumin có khả năng ức chế sự kết tập các tiểu cầu nên có vai trò như một chất chống đông máu. Ngoài ra nhờ khả năng chống oxi hóa, chống viêm, chống apoptotic nên albumin còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mạch máu và có khả năng chống lại sự thẩm thấu của chất lỏng qua thành mạch máu.

Những yếu tố ảnh hưởng tới hàm lượng albumin trong cơ thể

Ở người lớn khỏe mạnh nồng độ albumin trong cơ thể  từ 35 tới 48g/l. Đối với trẻ nhỏ là  40 đến 59g/l, trẻ sơ sinh 20 tới 45g/l. Vậy các yếu tố nào có thể làm tăng hoặc giảm chỉ số albumin.

albumin là gì
Albumin có vai trò quan trọng trong cơ thể

Các yếu tố làm giảm chỉ số albumin

Chỉ số albumin giảm là thấp là một dấu hiệu nguy hiểm cho thấy cơ thể của bạn đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng. Đây là một dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn có thể mắc những vấn đề bệnh lý nào đó.

  • Vấn đề bệnh lý về gan: Vì albumin được sản xuất duy nhất tại gan nên việc giảm tổng hợp albumin báo hiệu gan của bạn đang gặp một số vấn đề. Chỉ số albumin thấp thường gặp ở các bệnh nhân có bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan mãn tính hoặc cấp tính..
  • Bệnh lý về thận: Ngoài gan, thận cũng  là một trong những trường hợp phổ biến gây giảm chỉ số albumin. Khi thận gặp vấn đề thì khả năng bài tiết của nó cũng bị suy giảm. Đầu tiên một lượng nhỏ protein bị mất đi do điện tích màng lọc cầu thận bị thay đổi, lâu dần làm thay đổi kích thước các lỗ màng lọc. Điều này dẫn tới một lượng lớn albumin bị thoát ra ngoài qua đường nước tiểu, số lượng này lớn hơn nhiều so với hàm lượng albumin sản sinh ra. Do đó làm giảm chỉ số albumin của cơ thể. Các bệnh nhân bị hội chứng thận hư, bệnh thận mãn tính,  viêm loét đại tràng, , bệnh Crohn… thường bị giảm chỉ số albumin là như vậy.
  • Thiếu hụt protein: Như ta đã biết albumin là một thành phần của protein. Việc thiếu hụt protein ở người suy dinh dưỡng, suy kiệt hay người có chế độ ăn kiêng thiếu đạm hay những người rối loạn đường ruột hấp thu kém… đều dẫn tới tình trạng giảm chỉ số albumin.

Các yếu tố làm tăng chỉ số albumin

Tuy có vai trò rất quan trọng trong cơ thể nhưng nếu chỉ số albumin quá cao cũng báo hiệu những điểm bất thường của cơ thể. Một số yếu tố làm tăng chỉ số albumin như:

albumin là gì
Chỉ số albumin thay đổi báo hiệu sự bất thường của cơ thể
  • Cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, thiếu nước trầm trọng như ở người bị tiêu chảy cấp, nôn nhiều,  tiểu đường, nghiện rượu…
  • Khi cơ thể được cung cấp quá nhiều protein, nhiều đạm cũng làm tăng chỉ số albumin. Điều này thường gặp ở các bệnh nhân viêm tụy, mất đi khả năng điều tiết các chất dinh dưỡng.

Ngoài ra một số yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng tới sự thay đổi chỉ số albumin như: phụ nữ có thai, di truyền ở người thiếu máu albumin hay tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc như aspirin, estrogen, thuốc tránh thai…

Tham khảo thêm:

Kết luận

Qua bài viết trên chắc bạn đã nắm được chỉ số albumin là gì? Tầm quan trọng và các yếu tố làm thay đổi chỉ số albumin. Nếu có vấn đề gì thắc mắc về chỉ số albumin hãy liên hệ ngay với Nesfaco theo địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO

  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: https://ondinhtieuduong.com
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button