Phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc một số bệnh về chuyển hóa trong đó có máu nhiễm mỡ. Nguyễn nhân chính là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý gây nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy, bà bầu bị máu nhiễm mỡ có hại gì ? Nguyên nhân và cách phòng tránh mỡ máu trong quá trình mang thai. Cùng Nesfaco tìm hiểu qua bài viết sau bạn nhé !
Mục lục bài viết
1. Nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị máu nhiễm mỡ khi mang thai
Hiện nay, máu nhiễm mỡ không còn là căn bệnh xa lạ, bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên nhưng đang có sự trẻ hóa ngày càng cao. Phụ nữ mang thai cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ. Trước khi tìm hiểu bà bầu bị máu nhiễm mỡ có hại gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai mắc bệnh này:
- Không có sự hợp lý trong chế độ ăn: So với người bình thường, quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai khá khác biệt. Vì thế một chế độ ăn sử dụng nhiều chất béo, kiêng cữ nhiều thứ sẽ khiến lượng mỡ trong cơ thể dư thừa và tích tụ.
- Chế độ sống ít vận động: khi mang thai, việc vận động, đi lại của phụ nữ sẽ bị hạn chế để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Khi có thể không vận động, sẽ không thể đốt cháy lượng calo nạp vào khiến mỡ dư thừa trong máu.
- Ảnh hưởng của stress và mệt mỏi: thông thường đối với phần lớn phụ nữ, quá trình mang thai diễn ra khá khó khăn, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, lo lắng đặc biệt là khi mang thai lần đầu. Khi bị stress kéo dài quá trình chuyển hóa chất béo và năng lượng trong cơ thể cũng rối loạn theo, dẫn đến mỡ trong máu tăng cao sinh ra bệnh máu nhiễm mỡ.
Ngoài những nguyên nhân chính trên, phụ nữ mang thai còn có thể bị mỡ máu do nguyên nhân di truyền. Nếu trong gia đình có người có tiền sử mỡ máu trước hoặc trong quá trình mang thai, các thể hệ sau cũng có thể bị mỡ máu.
>>> Xem thêm: Mách Bạn Cách Giảm Mỡ Máu Không Dùng Thuốc
2. Bà bầu bị máu nhiễm mỡ có hại gì ?
Vì là bệnh khá nguy hiểm nên nhiều người thắc mắc bà bầu bị máu nhiễm mỡ có hại gì ? Ta cùng xét về cả hai khía cạnh đối với mẹ bầu và đối với thai nhi.
2.1. Đối với mẹ bầu
Máu nhiễm mỡ là bệnh về chuyển hóa, nên khi mẹ bầu bị mỡ máu sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể gặp một số biến đổi xấu đặc biệt là não bộ. Não bị phù nước, thiếu máu do động mạch não bị co thắt. Lúc này, cơ thể xuất hiện các triệu chứng nôn ói, đau đầu, khó thở, chóng mặt, chuột rút thường xuyên trong suốt quá trình thai nghén. Nếu nặng hơn sẽ dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, hôn mê sâu do xuất huyết.
Sau não bộ, thận là cơ quan thứ hai bị ảnh hưởng khi bà bầu bị mỡ máu. Thận dễ bị thiếu máu, tụ máu, tổn thương chức năng thận từ đó dẫn đến tình trạng khó tiểu, protein niệu thậm chí là suy thận.
Khi lượng mỡ trong máu quá lớn, động mạch vành ở tim bị thiếu máu, sinh ra thiếu máu cơ tim, xuất huyết, phù nước ở tim. Thậm chí trong nhiều trường hợp, bệnh nhân còn bị suy tim do động mạch xung quanh của tìm đều bị co thắt, tăng lực cản, áp lực lên tim tăng.
Mắt cũng là cơ quan chịu ảnh hưởng không nhỏ khi phụ nữ mang thai bị mỡ máu vì mọi cơ quan trong cơ thể đều tồn tại động mạch. Động mạch nhỏ ở mắt sẽ sưng phù nặng, thiếu máu và co thắt khiến cho cơ thể giảm thị lực, hoa mắt, thậm chí là mù tạm thời.
Cuối cùng, ở vùng nhau thai, các động mạch hình xoắn ốc ở đây rất dễ gặp nguy cơ xơ vữa cấp tính, mạch máu nứt vỡ, nhau thai rách sớm hơn so với chu kỳ mang thai của người bình thường. Đến đây thì bạn đã biết bà bầu bị máu nhiễm mỡ có hại gì rồi phải không nào ?
2.2. Đối với thai nhi
>>> Xem ngay bài viết: Mỡ Máu Bao Nhiêu Là Cao Và Những Điều Cần Biết
Vì thai nhi có mối liên hệ chặt chẽ với mẹ nên khi tìm hiểu bà bầu bị máu nhiễm mỡ có hại gì, ta phải xét đến cả những ảnh hưởng đối với em bé. Bệnh mỡ máu ảnh hưởng không nhỏ đến nhau thai. Khi mỡ trong máu cao, lương máu cung cấp cho nhau thai thấp so với nhu cầu bình thường, khiến cho quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ gặp nhiều bất lợi. Trẻ thường có cân nặng thấp, dễ bị ngạt dẫn đến thai lưu rất nguy hiểm.
3. Cách phòng ngừa máu nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai
Để phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng do máu nhiễm mỡ gây ra, bà bầu cần tuân thủ một số nguyên tắc sau để giúp chỉ số mỡ trong máu luôn duy trì ở mức ổn định:
- Phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống khoa học, kiểm soát khẩu phần ăn hợp lý
- Cần tránh bổ sung chất đạm vào buổi tối
- Bổ sung nhiều thức ăn như rau xanh, cá, trái cây có lợi cho cơ thể
- Ăn nhạt, ít muối, hạn chế gia vị quá mặn, cay, nóng
- Tránh sử dụng các loại dầu dừa, dầu cọ vì lượng dầu này khó chuyển hóa lại hấp thụ nhanh
- Giảm lượng thức ăn có nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao
- Ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa, tránh ăn quá no, tránh thức ăn nhanh, mì ăn liền
Bên cạnh chế độ ăn thì chế độ luyện tập, vận động cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phòng ngừa mỡ máu. Bà bầu có thể vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, tập yoga,…Khi phát hiện mình bị mỡ máu, không tự ý dùng thuốc điều trị mà cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho vấn đề bà bầu bị máu nhiễm mỡ có hại gì và nguyên nhân, cách phòng tránh bệnh. Máu nhiễm mỡ khá nguy hiểm, vì thế hãy chú ý thường xuyên đến sức khỏe, tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý. Chúc bạn có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh !