Bệnh động mạch ngoại biên – Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh động mạch ngoại biên được xem là dấu hiệu cho thấy động mạch bị tích tụ chất béo. Từ đó, chân, não, tim không nhận được lượng máu cần thiết và dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là gì và cách điều trị nào là tối ưu nhất? Cùng ondinhtieuduong.com theo dõi bài viết sau để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Mục lục bài viết

Nguyên nhân dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên là gì? 

Bệnh động mạch ngoại biên một trong những bệnh lý thường gặp liên quan đến rối loạn tuần hoàn. Tương tự như xơ vữa động mạch, động mạch ngoại biên do mỡ tích tụ trong máu tạo thành các mảng bám trong động mạch gây nên. 

Khi động mạch bị tắc nghẽn sẽ khiến cho quá trình lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể bị cản trở. Từ đó, khiến cho lượng oxy bị thiếu hụt và gây đau đớn cho người mắc phải. Mặt khác, động mạch ngoại biên còn có thể khiến cho nguy cơ đột quỵ, đau tim gia tăng nhanh chóng. 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế chia sẻ thì động mạch ngoại biên dù là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời thì có thể được đẩy lùi. Tuy nhiên, khi có những cơn đau hạn chế vận động thì bệnh nhân dần dần sẽ chuyển sang lối sống thiếu vận động. Từ đó khiến cho nguy cơ bị các cơn đau tim, tăng huyết áp, đột quỵ cao hơn, thậm chí là còn có thể nguy hiểm đến tính mạng. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên là gì? 
Nguyên nhân dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên là gì?

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Động mạch ngoại biên là bệnh lý mà những người càng lớn tuổi thì sẽ có nguy cơ mắc càng cao. Theo thống kê hiện nay, có khoảng 20% dân số trên thế giới sẽ mắc động mạch ngoại biên khi cơ thể bước sang tuổi thứ 70. 

Tuy nhiên, bệnh lý này cũng sẽ có nguy cơ xuất hiện cao ở những đối tượng:

  • Người thường xuyên hút thuốc lá hoặc ở trong môi trường nhiều khói thuốc.
  • Người bị bệnh tiểu đường.
  • Bệnh nhân mắc chứng huyết áp cao.
  • Người bị rối loạn mỡ máu

Trong đó, những đối tượng bị tiểu đường và hút thuốc lá sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Vậy nên, nếu thuộc vào dù chỉ 1 yếu tố kể trên thì bạn hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng về những triệu chứng của bệnh và để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhất nhé!

Người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao
Người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao

Triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên

Có những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh không có hoặc chỉ có những triệu chứng bệnh ở mức độ nhẹ thì lại có một số người gặp phải những biểu hiện rõ ràng như: Đau chân khi đi bộ, vọp bẻ chân tay, đau cơ,… 

Tùy thuộc vào nơi động mạch bị hẹp, bị tắc nghẽn mà sẽ có những vị trí đau khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều bị đau ở đùi. Mức độ đau của mỗi bệnh nhân cũng không giống nhau. Có những người chỉ bị đau nhẹ nhưng cũng có những bệnh nhân bị nặng dẫn tới suy nhược cơ, khó đi, khó hoạt động,… 

Sau đây là một số triệu chứng thường gặp nhất ở những bệnh nhân mắc động mạch ngoại biên mà bạn có thể tham khảo để có thêm thông tin cho bản thân:

  • Chân bị tê, yếu.
  • Khi đi bộ, khi hoạt động, leo cầu thang vùng hông, đùi bị đau.
  • Bàn chân hoặc phần thấp của chân thường xuyên bị lạnh.
  • Màu sắc chân bị thay đổi.
  • Chân, bàn chân, ngón chân,… có những cơn đau không hồi phục.
  • Vùng da ở chân bóng.
  • Chức năng sinh dục của nam giới bị rối loạn. 
  • Không có mạch chân hoặc có nhưng rất yếu.
Chức năng sinh dục của nam giới bị rối loạn
Chức năng sinh dục của nam giới bị rối loạn

Một số phương pháp phòng và điều trị động mạch ngoại biên hiệu quả

Kiểm tra lực cánh tay, mắt cá chân thường xuyên là một trong những cách phòng ngừa bệnh động mạch ngoại biên hiệu quả. Bởi chỉ số mắt cá chân, lực cánh tay được tính bằng cách chia lực mắt cá chân cho lực cánh tay. Nếu kết quả từ 0.9 – 1 thì là hoàn toàn bình thường. Còn nếu chỉ số khoảng 0.5 thì chứng tỏ rằng bạn đã mắc bệnh ở giai đoạn khá nặng. 

Sau đây là một số cách phòng và điều trị động mạch ngoại biên hiệu quả mà bạn có thể tham khảo: 

  • Thay đổi lối sống, sinh hoạt điều độ, khoa học, ngừng hút thuốc lá, bổ sung thực phẩm chứa hàm lượng chất béo, sodium, cholesterol thấp. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao.
  • Kiểm soát các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu bằng cách sử dụng viên uống Apharin. Đây là thực phẩm được bào chế từ những thảo dược quý giá được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng để cân bằng huyết áp, hạ mỡ máu, tăng cường sức khỏe, khôi phục chức năng lục phủ ngũ tạng,… 

Bên cạnh những liệu pháp kể trên, ngày nay các chuyên gia y tế còn áp dụng thủ thuật can thiệp như tạo hình mạch, tạo hình mạch đặt stent hoặc cắt bỏ khối tắc nghẽn để điều trị động mạch ngoại biên. Bởi những thủ thuật này có công dụng rất lớn trong việc nhằm dẫn lưu dòng máu đi vòng qua mạch máu tắc nghẽn. Từ đó, giúp tăng cường máu đến cẳng chân để người bệnh có thể duy trì mọi hoạt động của cơ thể một cách bình thường. 

Một số phương pháp phòng và điều trị động mạch ngoại biên hiệu quả
Một số phương pháp phòng và điều trị động mạch ngoại biên hiệu quả

Lời kết

Mong rằng qua những thông tin được ondinhtieuduong.com chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về bệnh động mạch ngoại biên. Đây là bệnh lý nguy hiểm và có khả năng biến chứng cao. Vì vậy, bạn cần kiểm tra, thăm khám thường xuyên để có được biện pháp điều trị kịp thời nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button