Bệnh tăng huyết áp thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tăng huyết áp thai kỳ thường xảy ra khá phổ biến nhất là đối với thai kỳ đạt 20 tuần tuổi trở lên. Theo đó, bệnh có nguy cơ gia tăng cùng với tuổi của người mẹ cũng như số lần mang thai. Người mắc phải chứng tăng huyết áp thai kỳ thường bị ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi. Trong tình huống xấu nhất, mẹ buộc phải ngừng thai kỳ hoặc lưu thai. Cùng NESFACO tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng này thông qua nội dung sau

Mục lục bài viết

Khái quát bệnh tăng huyết áp thai kỳ

Khái quát bệnh tăng huyết áp thai kỳ
Bệnh tăng huyết áp thai kỳ thường xuất hiện vào tuần thai thứ 20

Huyết áp là gì?

Huyết áp là thuật ngữ trong y học để chỉ áp lực dòng máu tác động trực tiếp lên thành mạch. Áp lực này được tạo thành do lực co bóp của tim kết hợp với sức cản của thành mạch. Trong cơ thể người, huyết áp ban ngày thường cao hơn huyết áp ban đêm và nó thường bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Huyết áp được xác định bằng hai con số ví dụ 140/80mmHg, trong đó:

  • Số lớn là chỉ số huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa
  • Số bé là chỉ số huyết áp tâm trương hay huyết áp tối thiểu.

Khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên được gọi là hiện tượng tăng huyết áp.

Bệnh tăng huyết áp thai kỳ

Hiện tượng tăng huyết áp thai kỳ thường xảy ra kể từ tuần thứ 20 do nhiều yếu tố khác nhau. Tình trạng này kéo dài đến 6 tuần sau khi sinh, huyết áp của mẹ bầu thường ở mức 140 – 159 mmHg ở tâm thu và 90-109 mmHg ở tâm trương. Cũng có một vài trường hợp huyết áp tăng cao hơn mức thông thường kèm protein niệu mẹ bầu cần được chẩn đoán và theo dõi để tránh tiền sản giật. Nói cách khác, bệnh tăng huyết áp thai kỳ không thể xem nhẹ bởi dễ gây nguy hiểm đến cả mẹ và bé.

4 thể lâm sàng của bệnh tăng huyết áp thai kỳ

Tiền sản giật ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi
  • Tăng huyết áp mạn tính: thường liên quan đến tiểu đạm, các dấu hiệu xuất hiện trước tuần thứ 20 hoặc trong tuần 20 của thai kỳ và kéo dài đến 6 tuần sau sinh.
  • Tăng huyết áp thai kỳ: các triệu chứng tăng huyết áp xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và tự trở lại trạng thái bình thường 6 tuần sau sinh.
  • Tiền sản giật: Khi mẹ bầu mang thai lần đầu, tình trạng đa thai, thai trứng hay kháng phospholipid rất hay gặp phải tình trạng tiền sản giật. Nguy cơ càng cao hơn khi mẹ bầu mắc chứng tăng huyết áp mạn tính hoặc mắc các bệnh nghiêm trọng khác (tiểu đường, tim mạch, thận). Mắc phải tiền sản giật, khả năng thai nhi được sinh thiếu tháng thậm chí chậm phát triển, lưu thai khá cao.
  • Tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mạn tính: là tình trạng tăng huyết áp và có protein niệu ở thai phụ.

Triệu chứng

Khi đang mang thai, tình trạng tăng huyết áp thai kỳ có thể khiến mẹ gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Tình trạng đau đầu liên tục gây mệt mỏi, chóng mặt
  • Cảm giác khó thở, tức ngực
  • Mắc chứng suy giảm thị lực, nhìn mờ, đôi khi mất thị lực tạm thời
  • Cảm giác đau nhói thượng vị
  • Rối loạn thị lực (nhìn đôi, nhìn mờ, mất thị lực thoáng qua…)

Hậu quả của tăng huyết áp thai kỳ có thể khiến mẹ bong rau, đông máu rải rác đôi lúc còn dẫn đến đột quỵ. Thai nhi cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với tình trạng trên khi chậm phát triển, thai có thể được sinh non thậm chí thai lưu. Đáng chú ý hơn, trong nhiều trường hợp bệnh tăng huyết áp thai kỳ không có triệu chứng rõ rệt, người mẹ cần khám thai định kỳ thường xuyên để phát hiện kịp thời những triệu chứng bất thường.

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

Cách chữa bệnh

Có thể nói, mức độ bệnh, khả năng chịu đựng của người bệnh, kỳ vọng của quá trình bệnh,…của mỗi người là không giống nhau. Chính vì thế, việc điều trị bệnh tăng huyết áp thai kỳ thường được tiến hành theo nhiều phương án khác nhau tùy thuộc tình trạng cụ thể của người mang thai. Theo đó, người bệnh có thể được chữa trị bằng cách kết hợp thay đổi chế độ ăn, lối sống. Tuy nhiên, ở trường hợp bệnh tăng huyết áp thai kỳ ở tình trạng trung bình hoặc nặng cần được theo dõi và điều trị bằng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ.

Phòng bệnh tăng huyết áp thai kỳ

Nên thăm khám bác sĩ đúng định kỳ khi mang thai

Huyết áp thai kỳ cao kể từ tuần thai thứ hai mươi trở đi là một dấu hiệu của chứng tiền sản giật nguy hiểm và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho cả thai phụ và thai nhi. Một số nguyên nhân được cho rằng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chính là: bị tăng huyết áp trong thai kỳ trước, bệnh thận mạn, bệnh tự miễn, tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, mang thai khi cao tuổi (trên 40 tuổi), đa thai,…

Lời kết

Nói chung, bệnh tăng huyết áp thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm và rất dễ mắc phải khi mang thai. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bệnh nhân nên tránh có thai sau 40 tuổi đồng thời chỉ nên có từ một đến hai con. Bên cạnh đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang thai nếu đang mắc phải các căn bệnh liên quan tim mạch, thận, huyết áp,…Hy vọng những thông tin NESFACO vừa chia sẻ mang đến cho bạn kiến thức bổ ích.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button