Thịt gà là món ăn phổ biến và khoái khẩu với nhiều người ở nhiều độ tuổi. Nhưng một số người vì vấn đề bệnh lý nên luôn phải cân nhắc thật kỹ về thực phẩm nạp vào cơ thể. Trong bài viết dưới đây, NESFACO sẽ giúp bạn đọc giải đáp nghi vấn: “bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?”
Mục lục bài viết
Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?
Câu trả lời cho vấn đề này chúng tôi đưa ra là có. Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn thịt gà như người khỏe mạnh bình thường.
Bởi thịt gà là một trong những thực phẩm cung cấp nguồn protein dồi dào và giảm lượng thịt đỏ cho cơ thể. Vậy nên, đối với người bình thường, ăn thịt gà giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường huyết áp cao, tim mạch nên chú ý một số điểm khi ăn thịt gà.
- Thứ nhất là không nên ăn quá nhiều. Bởi sử dụng quá nhiều thịt gà sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Thứ hai là không nên ăn da gà, bởi da gà chứa nhiều cholesterol xấu không tốt cho sức khỏe.
Về cơ bản, thịt gà là một trong những thực phẩm cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự sống của cơ thể. Do đó, người bệnh tiểu đường không cần phải kiêng khem tuyệt đối món ăn này. Điều quan trọng là bạn cần ăn linh hoạt với lượng ăn và cách chế biến phù hợp.
Món ngon từ thịt gà cho người tiểu đường
Vậy là bạn đã biết câu trả lời cho câu hỏi: “Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?” Ngay sau đây, NESFACO sẽ bật mí cách chế biến những món ngon từ thịt gà phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường.
Lưu ý: Người mắc bệnh tiểu đường nên tránh những món ăn có cách chế biến nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ. Thay vì chiên, xào thì nên luộc, hấp, nướng hoặc làm salad.
Đối với thịt gà, nên sử dụng phần ức và loại bỏ da gà trước khi nấu. Vì ức là phần có nhiều thịt nạc và ít chất béo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người ăn.
>>>Bạn nên đọc: TẠI SAO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN DÙNG CÁC MÓN ĂN TỪ CẢI XANH?
1. Món salad gà
Bước 1: Rửa sạch, bỏ da và luộc chín phần ức gà. Trong quá trình luộc có thể cho thêm một chút xíu muối ăn.
Bước 2: Ngâm nước muối, rửa sạch và để ráo dưa leo, cà rốt, hành tây. Sau đó thái sợi hoặc thái lát.
Bước 3: Xé nhỏ phần ức gà sau khi đã luộc chín.
Bước 4: Làm nước sốt salad từ dầu olive, dấm, muối tiêu và đường ăn dành riêng cho người tiểu đường
Bước 5: Cho phần ức gà, rau củ và nước sốt đã làm xong vào cùng một tô để trộn đều. Có thể nêm nếm thêm cho vừa ăn rồi trình bày ra đĩa là xong.
2. Món gà nướng
Bước 1: Làm sạch gà sau đó dùng dầu olive phết lên toàn bộ phần thịt gà và nêm thêm chút muối, tiêu. Hoặc trộn thêm tinh bột quế vào dầu olive để giúp dậy mùi và tăng độ mặn tự nhiên.
Bước 2: Bỏ gà vào lò nướng ở 400 độ c rồi giảm dần xuống 165 độ c. Duy trì nhiệt độ đó trong khoảng 30 phút.
Bước 3: Sau khi gà chín, lấy ra và trình bày lên đĩa là xong.
3. Món súp gà dừa
Bước 1: Rửa sạch, bỏ da và thái lát ức gà.
Bước 2: Rửa sạch hành tây, tỏi, gừng, bí ngô và ớt chuông đỏ rồi thái nhỏ.
Bước 3: Nêm một chút muối và hạt tiêu vào ức gà. Sau đó, sử dụng dầu olive để xào trong nồi từ 4 – 5 phút với lửa lớn.
Bước 4: Cho phần hành tây, tỏi và gừng vào xào tiếp trong vòng 2-3 phú rồi cho tiếp bí ngô, ớt chuông đỏ.
Bước 5: Thêm vào nồi nước cốt dừa và nước dùng gà.
Bước 6: Đợi súp sôi rồi hạ nhiệt. Chú ý đậy nắp và để nhỏ lửa, hầm trong khoảng 20 phút để bí ngô chín hoàn toàn.
Bước 7: Tắt bếp, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi bỏ thêm rau mùi để gia tăng hương vị
4. Món ức gà nhồi
>>>Nên đọc: Bạn Đã Biết Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Rau Gì Chưa?
Bước 1: Rửa sạch, bỏ da và dùng dao nhọn rọc giữa ức gà
Bước 2: Cắt nhỏ phô mai mozzarella, cà chua, húng quế, hành tây. Sau đó, trộn tất cả đều lại với nhau rồi nhồi vào ức gà đã cắt sẵn. Dùng tăm để cố định phần ức gà nhồi.
Bước 3: Đặt phần ức gà nhồi lên tấm nướng rồi nêm vào đó một chút muối ăn, hạt tiêu và ớt bột.
Bước 4: Làm nóng lò ở nhiệt độ 185 độ C sau đó cho ức gà nhồi vào nướng trong khoảng 20 phút.
Bước 5: Sau khi gà chín, lấy ra, bỏ tăm và trình bày ra đĩa.
Trường hợp cần hạn chế ăn thịt gà
Đối với những người bị bệnh tiểu đường có biến chứng thận hoặc protein niệu thì cần hạn chế ăn thịt gà. Bởi thịt gà có chứa nhiều đạm gây ảnh hưởng đến chức năng của thận. Trong trường hợp này, tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng thịt gà phù hợp với thể trạng của mình.
Chớ ăn quá nhiều thịt gà khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Vì việc lạm dụng quá nhiều sẽ không tốt cho bệnh lý. Vì vậy, cần ăn uống thịt gà trong chế độ với hàm lượng phù hợp nhất trong thực đơn.
Lời kết
Bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?” Đồng thời, NESFACO còn cung cấp một số cách chế biến món ăn từ thịt gà phù hợp với người bị tiểu đường. Đây vừa là những món ăn vừa ngon miệng, vừa tốt cho sức khỏe người bệnh.
NESFACO còn là công ty dược phẩm uy tín bán các sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược đông y giúp phòng chống các bệnh mãn tính, trong đó có tiểu đường. Nếu bạn đang gặp vấn đề về bệnh lý này hoặc muốn bồi bổ sức khỏe, hãy liên hệ với NESFACO để được tư vấn và đặt mua sản phẩm nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: www.Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com