Mặc dù tăng huyết áp và đái tháo đường là hai căn bệnh riêng biệt nhưng chúng tại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vậy nên kiểm soát và điều trị tăng huyết áp sớm chính là vấn đề rất quan trọng để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vậy kiểm soát bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp như thế nào? Cùng ondinhtieuduong.com tham khảo bài viết sau để rõ hơn nhé!
Mục lục bài viết
Bệnh tiểu đường và bệnh cao huyết áp là gì?
Tiểu đường và tăng huyết áp là hai bệnh lý thường gặp ở nhiều người hiện nay. Đặc biệt, các căn bệnh này còn là yếu tố chính gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Sau đây sẽ là những thông tin cụ thể về hai bệnh lý này mà bạn nên biết:
Huyết áp cao là gì?
Huyết áp được xác định bằng sự đáp ứng lưu lượng máu và lượng máu bơm vào tim trong động mạch. Huyết áp sẽ càng tăng cao khi động mạch hẹp và lưu lượng máu bơm vào tim nhiều. Hai chỉ số được áp dụng để đo huyết áp chính là huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu.
Huyết áp tâm trương thường nhỏ hơn 80 và huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120 ở những người bình thường. Còn ở những bệnh nhân cao huyết áp thì huyết áp tâm trương >=85mmHg và huyết áp tâm thu từ >=135 mmHg.
Bệnh tiểu đường là gì?
Thức ăn sẽ được chuyển hóa thành glucose hoặc đường khi vào cơ thể. Lúc này, tuyến tụy sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc giải phóng insulin. Đây là chất có khả năng ở các tế bào cho phép sử dụng và nhận glucose làm năng lượng.
Quá trình chuyển hóa lượng đường trong máu sẽ bị rối loạn khi cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin. Ngoài ra khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường thì sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường. Bởi hệ thống này sẽ hoạt động không hiệu quả hoặc không hoạt động khi cơ thể bị tiểu đường. Sau đó, glucose không đến được các tế bào và ở lại trong máu.
Khi Glucose ở trong máu với thời gian dài và hàm lượng quá nhiều thì sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Đặc biệt là nếu không được điều trị kịp thời thì tiểu đường sẽ khiến cho các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương, hỏng dây thần kinh, suy thận hoặc thậm chí là mù mắt.
Bên cạnh đó, tiểu đường còn là nguyên nhân dẫn đến xơ vữa động mạch khi làm chúng bị tổn thương. Từ đó, dẫn đến huyết áp cao và gây tổn thương tim mạch, mạch máu, suy thận,… nếu không được điều trị kịp thời.
Kiểm soát bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp như thế nào?
Theo các chuyên gia y tế chia sẻ thì giữa tiểu đường và tăng huyết áp khi kiểm soát bệnh có nhiều nét tương đồng và có thể hỗ trợ lẫn nhau. Vậy nên, bệnh nhân sẽ có thể dễ dàng kiểm soát được những bệnh lý này khi tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Sau đây là một số biện pháp kiểm soát bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp mà bạn nên tham khảo để áp dụng với bản thân hoặc người thân yêu:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học là cách tốt nhất để bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh tật dễ dàng nhất. Vậy nên, người bệnh hãy duy trì một chế độ dinh dưỡng như sau:
- Sử dụng thực phẩm chứa hàm lượng calo ít, ít chất béo, thịt nạc trắng, trái cây và nhiều rau xanh.
- Trong quy trình chế biến món ăn hạn chế sử dụng đường và muối.
- Không nên sử dụng những loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn như: Thịt xông khói, giăm bông, xúc xích, bánh ngọt, bánh mì, chả lụa…
- Không nên ăn quá no, quá nhiều trong một bữa.
Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên
Rèn luyện thể lực thường xuyên bằng các bài tập thể dục, thể thao sẽ giúp giữ huyết áp luôn ở mức ổn định và giảm lượng đường huyết. Vậy nên, bạn hãy duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như: Bơi lội, đạp xe, đi bộ nhanh,… khoảng 4 – 5 lần mỗi tuần, mỗi lần từ 30 – 40 phút.
Kiểm soát cân nặng
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây cao huyết áp đó chính là béo phì. Theo nhiều cuộc nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng khi cơ thể giảm 1kg cân nặng thì chỉ số huyết áp cũng sẽ hạ xuống khoảng 1 mmHg. Vậy nên, nếu người béo phì nỗ lực giảm cân và duy trì cân nặng thì sẽ có thể dễ dàng kiểm soát được sự ổn định của huyết áp.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều hòa huyết áp
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều hòa huyết áp là cách tốt nhất để giúp phòng ngừa được những biến chứng của huyết áp kèm tiểu đường gây nên. Và một trong những loại thực phẩm chức năng được nhiều người ưa chuộng và đánh giá cao nhất hiện nay đó chính là Apharin.
Apharin là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều loại thảo dược như: Hoa hòe, Địa long, Hạ khô thảo, Thục địa, Hoài sơn, Đơn bì, Phục linh, Sơn thù, Trạch tả,… Đây đều là những dược liệu quý giá có khả năng hạ và ổn định huyết áp lâu dài, giảm mỡ máu, cholesterol, ngăn chặn việc rối loạn nhịp tim, cải thiện tuần hoàn mạch máu, ổn định đường huyết,… Đặc biệt là không gây tác dụng phụ cho người dùng và sử dụng được cho cả phụ nữ mang thai.
Lời kết
Khi tiểu đường và cao huyết áp cùng lúc xuất hiện sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Mong rằng qua những cách kiểm soát bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp được ondinhtieuduong.com chia sẻ bên trên sẽ giúp cho bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bạn mạnh khỏe!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
- Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
- Website:Nesfaco.com
- Email:info@nesfaco.com