Tìm hiểu những biến chứng thường gặp khi gây tê, gây mê

Gây tê hay gây mê là hai kỹ thuật nhằm đảm bảo rằng người được thực hiện phẫu thuật tránh, giảm được sự đau đớn về thân xác. Trong hầu hết tình huống, tính an toàn của kỹ thuật này là khá cao, tuy nhiên một số ít trường hợp vẫn không thể hoàn toàn cam kết người được thực hiện không gặp rủi ro. Hãy để NESFACO giải thích rõ hơn về những biến chứng thường gặp khi gây tê, gây mê thông qua bài viết sau.

Mục lục bài viết

Tìm hiểu khái quát về kỹ thuật gây tê và gây mê

Gây tê là gì?

biến chứng thường gặp khi gây tê
Gây tê chia thành gây tê tại chỗ hoặc gây tê vùng

Gây tê là phương pháp làm mất cảm giác một phần hoặc toàn bộ cảm giác của cơ thể thông qua việc ứng dụng các tác nhân hóa học hay vật lý ức chế tạm thời các tín hiệu dẫn truyền xung động thần kinh. Thần kinh trung ương không nhận được tín hiệu đồng nghĩa với việc bộ phận bị tác động đồng thời không có cảm giác đau đớn trong một thời gian nhất định.

Có hai trường hợp gây tê khác nhau bao gồm gây tê tại chỗ và gây tê vùng. Các trường hợp tiểu phẫu, bệnh nhân thường được thực hiện gây tê vùng để giảm đau đớn tại vị trí tiến hành tiểu phẫu, nhưng vẫn giữ được trạng thái tỉnh táo. Trong khi đó, việc gây tê vùng sẽ có tác dụng mạnh hơn ở cả một vùng lớn như tủy sống, rễ thần kinh trung ương, tay, chân.

Gây mê là gì?

Gây mê là phương pháp làm mất cảm giác và mất ý thức tạm thời bằng việc sử dụng thuốc chích trực tiếp vào vị trí tĩnh mạch hoặc ngửi qua đường thở. Nhờ phương pháp này, bác sĩ có thể tiến hành những ca phẫu thuật mà bệnh nhân không hề cảm thấy đau đớn thể xác.

Gây mê được chia thành ba trường hợp bao gồm gây mê qua đường hô hấp, gây mê qua tĩnh mạch, trực tràng bắp thịt hoặc gây mê bằng cách kết hợp nhiều đường khác nhau. Tùy theo yêu cầu của ca phẫu thuật mà bệnh nhân sẽ được áp dụng phương pháp thích hợp.

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

Biến chứng thường gặp khi gây tê, gây mê

Biến chứng có thể gặp khi gây tê

Có thể gặp biến chứng tim mạch khi gây tê tủy sống
  • Biến chứng khi gây tê tủy sống: về thần kinh, dù rất hiếm nhưng một số ít trường hợp có thể gặp phải tình trạng liệt hoặc tổn thương thần kinh. Ngoài ra cũng có thể mắc phải hội chứng chùm đuôi ngựa, đau đầu hay các biến chứng liên quan đến tim mạch, hô hấp. Chẳng hạn như tình trạng hạ huyết áp bất thường, nhịp tim chậm, đau lưng, nhiễm trùng, ngứa, bí tiểu,…
  • Biến chứng khi gây tê ngoài màng cứng: lượng thuốc mê được tiêm quá nhiều vào tủy sống có nguy cơ cao dẫn đến nhiều biến chứng sau khi thực hiện phẫu thuật. Theo đó, nếu catheter không được đặt đúng vị trí có thể dẫn đến thuốc tê (khi đặt vào mạch máu) hoặc gây tê tủy toàn bộ (khi đặt trong lòng ống sống)
  • Biến chứng khi gây tê vùng: biến chứng Hematoma gây tình trạng huyết khối, tình trạng tổn thương thần kinh hoặc ngộ độc thuốc tê.

Biến chứng có thể gặp khi gây mê

Biến chứng thường gặp khi gây tê, gây mê

Biến chứng của việc gây mê sẽ có nguy cơ xuất hiện trong giai đoạn tiền mê hoặc khởi mê. Trong đó, các trường hợp tử vong liên quan đến gây mê chỉ khoảng 1/140.000. Cụ thể, một số biến chứng có thể gặp phải bao gồm:

  • Tai biến về hô hấp: thường xảy ra trong giai đoạn khởi mê, đây là lý do hàng đầu gây tử vong khi được thực hiện gây mê. Theo đó, quá trình thông khí có thể gặp trục trặc do thuốc mê hoặc do cơ địa của người bệnh dẫn đến lượng oxy cung cấp cho tế bào bị thiếu hụt.
  • Tai biến về tim mạch: Những tai biến tim mạch thường diễn ra do sự thay đổi bất thường của huyết áp. Theo đó, huyết áp có thể thay đổi theo chiều hướng giảm mạnh trong giai đoạn khởi mê do thuốc mê, chứng nhồi máu cơ tim, mất máu, shock phản vệ, suy tim, rối loạn nhịp tim,…
  • Tai biến về thần kinh: khi gây mê cơ thể cũng có nguy cơ cao bị tử vong do xuất hiện tai biến mạch máu não. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện tình trạng biến chứng tổn thương thần kinh do gây tê tủy sống, tổn thương thần kinh ngoại vi do tư thế hoặc do gây tê đám rối loạn thần kinh cánh tay,…

Ngoài ra, những biến chứng thường gặp khi gây tê, gây mê còn có thể gặp là tai biến phản vệ do thuốc giãn cơ, thuốc mê morphine, latex và kháng sinh. Đối với gây tê vùng còn có nguy cơ gây liệt do phong bế thần kinh giao cảm, co giật ngừng tim, chèn ép tĩnh mạch chủ, phù não hay xẹp phổi,…

Kết luận

Như vậy, gây tê hay gây mê là biện pháp kỹ thuật được đánh giá an toàn nhưng vẫn không thể tránh khỏi trường hợp xuất hiện các biến chứng. Trong đó, tình huống nặng nề hơn hết (hiếm gặp) xảy ra các biến chứng thường gặp khi gây tê, gây mê chính là tử vong. Chính vì thế, cần có sự cân nhắc, chuẩn bị tâm lý và tìm hiểu cẩn thận trước khi thực hiện các cuộc phẫu thuật lớn. Hy vọng những chia sẻ từ NESFACO mang đến cho bạn câu trả lời thỏa đáng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button