Tìm hiểu các bệnh xương khớp do tiểu đường

Nhiều người cho rằng căn bệnh đau xương khớp là biểu hiện của sự lão hóa tuy nhiên, hiện nay người trưởng thành vẫn có thể bị các vấn đề liên quan đến xương khớp. Nguyên nhân vì rất nhiều trường hợp các bệnh xương khớp do tiểu đường gây ra. Nếu không kịp thời can thiệp, chứng đau xương khớp có thể dẫn đến tình trạng biến dạng chân tay thậm chí gây ra tàn phế. Hãy cùng NESFACO tìm hiểu rõ hơn về các biến chứng trên để có giải pháp phòng ngừa thích hợp.

Mục lục bài viết

Nguy cơ mắc bệnh xương khớp do tiểu đường

Đường huyết rối loạn dễ ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp

Ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, nguy cơ mắc các bệnh xương khớp thường cao hơn người bình thường nhiều lần do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

  • Đường huyết cao và không ổn định dẫn đến các tổn thương liên quan đến mạch máu và hệ thần kinh điều khiển. Khi xương khớp không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhanh chóng gặp trục trặc trong hoạt động, mật độ xương đồng thời hạ thấp gây ra tình trạng loãng xương.
  • Sự rối loạn khả năng chuyển hóa đường thành năng lượng do thiếu insulin còn kéo theo hệ quả sự lắng đọng collagen tại các cơ quan xương khớp. Lượng collagen dư thừa tạo ra những tác động tiêu cực như tình trạng co rút ngón tay, khó vận động bàn tay, đầu gối trong những hoạt động hàng ngày.
  • Bên cạnh đó, chứng tiểu đường có thể đi kèm tình trạng thừa cân làm tăng áp lực lên xương khớp, đồng thời khi đường huyết không được duy trì tốt càng làm tăng nguy cơ viêm khớp do hệ miễn dịch suy yếu.

>>Có thể bạn quan tâm: Trị tiểu đường bằng phương pháp cora

Dấu hiệu nhận biết các bệnh xương khớp do tiểu đường

Hội chứng ngón tay lò xo – Các bệnh xương khớp do tiểu đường

Theo kết quả thống kê, những người mắc bệnh tiểu đường trên 5 năm ngoài nguy cơ cao mắc các biến chứng gan thận, biến chứng tim mạch thì rất dễ gặp phải các vấn đề về xương khớp. Có thể nói, tuổi càng cao càng dễ gặp phải biến chứng xương khớp. Tuy nhiên, đa số các dấu hiệu ban đầu của biến chứng thường bị chủ quan, đổ lỗi ảnh hưởng từ tuổi tác do đó không được can thiệp đúng cách. Cụ thể, một số biểu hiện hay gặp khi bệnh diễn biến nặng bao gồm:

  • Ngón tay bị gập lại, co cứng và không thể cầm nắm như bình thường. Lòng bàn tay có thể xuất hiện những gân gấp dày cộm và co quặp lại.
  • Các khớp ở vai trở nên đơ cứng, đau buốt và khó dang tay hoặc xoay người linh hoạt
  • Ban đầu chân có cảm giác tê bì và đỏ như dị ứng nhưng sau đó sưng đau và ngứa bất thường và có dấu hiệu cong quặp vào bên trong.
  • Bệnh nhân gặp phải các bệnh xương khớp do tiểu đường còn có thể bị đau đớn dữ dội dọc từ vai kéo dài xuống các ngón tay kèm theo tình trạng đỏ tím, sưng to.

Làm thế nào phòng chống các bệnh xương khớp do tiểu đường?

Để ngăn chặn các biến chứng cơ xương khớp xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường, điều cần thực hiện đầu tiên chính là ổn định đường huyết để tránh khiến các tổn thương trở nên nặng nề hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cần áp dụng thêm các giải pháp kích thích tăng cường sức đề kháng, giải phóng năng lượng, giúp cơ thể giảm cân như sau:

Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt

Chăm sóc bàn chân phòng ngừa biến chứng cơ xương khớp

Thay cho thực phẩm quá nhiều tinh bột, đường, chất béo, người bệnh tiểu đường nên ưu tiên sử dụng thực phẩm nhiều chất xơ, chỉ số đường huyết thấp. Đồng thời thực phẩm nên chứa hàm lượng khoáng chất, vitamin dồi dào để đường huyết được ổn định và hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Đặc biệt, người tiểu đường nên bổ sung các món ăn chứa nhiều canxi để ngăn chặn tình trạng loãng xương.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tăng cường vận động, rèn luyện thể thao mỗi ngày ít nhất 1 giờ đồng hồ để kích thích hoạt huyết, giúp xương khớp dẻo dai. Tuy nhiên, để tránh dẫn đến tổn thương, chỉ nên chọn những bài tập vừa sức, ngưng tập ngay nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường. Trong trường hợp đang bị chấn thương hoặc vết thương hở nên thay đổi bài tập để tránh bị ảnh hưởng.

Theo dõi đường huyết, tuân thủ điều trị

Nên tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Cần tạo lập thói quen thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà vào khung giờ cố định trong ngày để theo dõi tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ sử dụng các loại thuốc được bác sĩ hướng dẫn. Đối với những trường hợp chưa gặp phải các bệnh xương khớp do tiểu đường tốt hơn hết nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe hoặc khám ngay khi có một số dấu hiệu bất thường. Việc sớm phát hiện các biến chứng giúp công tác kiểm soát bệnh hiệu quả và dễ dàng hơn.

>>Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách chữa tiểu đường bằng quả bơ

Kết luận

Nói chung, các bệnh xương khớp do tiểu đường là nguy cơ biến chứng khó có thể tránh khỏi, đặc biệt là ở những người mắc bệnh lâu năm hoặc người cao tuổi. Bên cạnh cơ xương khớp, người bệnh còn có nguy cơ cao gặp phải biến chứng liên quan đến thận, tim mạch, thần kinh và thị giác. Do đó, việc thay đổi chế độ ăn uống thanh đạm kết hợp với vận động thể thao và tuân thủ điều trị bằng thuốc đóng vai trò rất quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường.

Tham khảo thêm các bài viết mới cùng chuyên mục từ NESFACO

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button