Cao huyết áp được coi là “con dao giết người” bởi căn bệnh này diễn ra rất phức tạp và nếu không biết cách xử lý kịp thời thì người bệnh rất dễ gặp nguy hiểm về tính mạnh. Căn bệnh cao huyết áp phổ biến và tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh ngày càng lớn. Trong trường hợp gia đình có người thân bị huyết áp cao, bạn nên tìm hiểu cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà để có thể giảm thiểu tối đa nguy hiểm cho người bệnh. ondinhtieuduong.com sẽ gửi tới bạn một số chú ý sau đây.
Mục lục bài viết
Các triệu chứng nhận diện cao huyết áp đột ngột
Huyết áp tăng cao đột ngột là khi chỉ số huyết áp tăng cao bất thường, thậm chí chỉ số này có thể lên tới 160/110mmHg chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Huyết áp lên cao đột ngột là một trong những biến chứng mà người mắc bệnh cao huyết áp thường gặp phải. Vì vậy, để có thể tìm ra phương pháp, cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà an toàn, bạn cần tìm hiểu về các triệu chứng nhận diện người bị cao huyết áp đột ngột.
Những dấu hiệu bạn có thể nhận biết khi người thân mắc cao huyết áp bị tăng chỉ số huyết áp đột ngột là:
- Người bệnh cao huyết áp có một số biểu hiện như: toàn thân nóng bừng, tim đập nhanh hơn, tay chân run rẩy và có cảm giác hồi hộp.
- Người bệnh bị chảy máu cam: khi huyết áp lên cao đột ngột, các mạch máu sẽ phải chịu áp lực lớn. Chính vì vậy, các mạch máu khu vực niêm mạc mũi có nguy cơ vỡ ra khiến máu cam chảy và khó cầm.
- Cảm thấy đau đầu, choáng váng, buồn nôn, xây xẩm mặt mày: khi huyết áp lên cao, mạch máu não chịu nhiều áp lực, khu thần kinh khu trú bị ảnh hưởng khiến người bệnh có cảm giác khó chịu và khó khăn trong đi lại.
- Người bệnh mặt nóng đỏ bừng, giác mạc đỏ hơn do các mạch máu nhỏ trong mắt bị giãn ra.
- Người bệnh cảm thấy đau thắt ngực, hồi hộp, tim đập nhanh bất thường.
THÔNG TIN HỮU ÍCH: 7 món ăn bài thuốc cho người cao huyết áp chế biến tại nhà
Cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà, hiệu quả cao
Người bệnh cao huyết áp thường gặp nguy hiểm khi huyết áp tăng cao đột ngột. Tăng huyết áp chính là tình trạng huyết áp động mạch tăng lên cao hơn so với mức huyết áp thông thường. Những cơn tăng huyết áp có thể xảy ra ở bệnh nhân đã phát hiện cao huyết áp nhưng cũng có thể xuất hiện cả ở người chưa phát hiện bệnh.
Chính vì vậy, việc có thêm những thông tin, kiến thức về cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà là điều ai cũng nên biết. Để đạt hiệu quả cao khi cấp cứu, bạn cần nhận biết tình trạng của bệnh nhân nhanh chóng và áp dụng phương pháp theo từng trường hợp mà chúng tôi hướng dẫn.
Trường hợp 1. Người bệnh có những biểu hiện nhẹ
Với người bệnh cao huyết áp mãn tính, khi huyết áp tăng nhưng chỉ số chưa lên quá cao, những dấu hiệu họ có thể dễ dàng nhận thấy là: cảm thấy chóng mặt, có cảm giác buồn nôn, không đứng vững,…nhưng vẫn còn giữ được sự tỉnh táo và có thể giao tiếp.
Đây là biểu hiện thường gặp ở người mắc cao huyết áp mãn tính nhưng lại thường không được người bệnh chú ý. Trong trường hợp này, cách tốt là người bệnh nên nằm nghỉ ngơi tại chỗ, đo huyết áp để đánh giá mức độ nghiêm trọng. Nếu huyết áp tiếp tục lên mà không có dấu hiệu giảm nhẹ, hãy gọi điện tới bác sĩ để nhận lời khuyên và tư vấn cách dùng thuốc phù hợp.
XEM THÊM:
Trường hợp thứ 2. Người bệnh rơi vào trạng thái bất tỉnh
Nếu trong trường hợp thứ nhất, người bệnh mới chỉ cảm thấy chóng mặt thì đến trường hợp thứ hai, các dấu hiệu đã trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy say sẩm mặt mày, đừng không vững và dẫn đến ngất xỉu tại chỗ.
Nếu trong gia đình bạn có người mắc cao huyết áp và ngất xỉu, cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà bạn có thể thực hiện là: giữ bệnh nhân nằm tại chỗ và kê đầu bệnh nhân cao khoảng 30 độ, cho bệnh nhân nằm nghiêng để tránh bị nôn trào ngược. Đặc biệt lưu ý không được lay người bệnh hoặc di chuyển bệnh nhân đột ngột để tránh huyết áp lên cao.
Sau khi thực hiện các bước trên, ngay lập tức liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu bệnh nhân kịp thời.
Trường hợp thứ 3. Người bệnh bị nhồi máu cơ tim
Người mắc bệnh cao huyết áp thường gặp một số khác về sức khỏe như: các bệnh liên quan đến tim mạch, đường huyết,…Khi huyết áp lên cao đột ngột bệnh nhân có thể bị suy tim cấp, cảm thấy đau tức ngực, khó thở,… Đây là những trường hợp mà bạn cần đặc biệt lưu ý để có phương pháp cấp cứu cao huyết áp tại nhà phù hợp.
Người nhà nên cho bệnh nhân nằm nghỉ ở nơi yên tĩnh và gọi cấp cứu để đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất. Trong trường hợp này, bạn không nên xoa bóp ngực hoặc tay chân cho bệnh nhân dễ khiến tình hình bệnh nguy hiểm hơn.
Những lưu ý để cấp cứu cao huyết áp tại nhà an toàn
Việc người thân bị cao huyết áp đột ngột chắc chắn sẽ khiến các thành viên trong gia đình vô cùng hoang mang lo lắng. Tuy nhiên, thay vì hoảng loạn, bạn nên tìm hiểu những cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà an toàn để đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người thân. Khi cấp cứu cho người bệnh cao huyết áp, cần tránh một số việc sau đây:
- Không nên quá lo lắng mà tập trung đông người chỗ bệnh nhân khiến không gian trở nên chật hẹp và bệnh nhân khó hô hấp.
- Tránh không nên cho bệnh nhân ăn các loại thực phẩm, thức ăn có đường bởi có thể khiến đường huyết lên cao.
- Người nhà bệnh nhân không nên tự ý dùng các loại thuốc cho bệnh nhân cao huyết áp mà cần nhận được chỉ dẫn từ bác sĩ.
- Bạn nên thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp của người bệnh để theo dõi và ứng phó kịp thời.
- Khi bác sĩ đến cấp cứu, bạn cần cung cấp toàn bộ các thông tin về chỉ số huyết áp cũng như những thao tác mà bạn đã thực hiện trên cơ thể người bệnh, đơn thuốc bệnh nhân đang dùng để bác sĩ nắm rõ tình trạng và đưa ra phương án sơ cứu chính xác hơn.
Kết luận
Cao huyết áp là căn bệnh nguy hiểm đòi hỏi chúng ta phải có kỹ năng để cấp cứu kịp thời trong trường hợp nguy cấp. Nếu bạn không biết các cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà an toàn, việc tự ý cấp cứu cho bệnh nhân dễ khiến tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm và trầm trọng hơn. Những thông tin mà ondinhtieuduong.com đã cung cấp hy vọng đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn để tìm thêm kiến thức, kỹ năng khi cấp cứu cho người bệnh cao huyết áp tại nhà!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
- Website:Nesfaco.com
- Email:info@nesfaco.com