Hướng dẫn cách điều hòa huyết áp bằng gừng

Gừng là gia vị được dùng trong chế biến nhiều món ăn và cũng là một trong những loại thảo dược hay được sử dụng để cải thiện tình trạng huyết áp thấp. Tuy nhiên, trong cách điều hòa huyết áp bằng gừng nên dùng gừng như thế nào, dùng vào thời điểm nào trong ngày và dùng với liều lượng bao nhiêu thì không phải ai cũng biết. Vậy hãy cùng NESFACO lần lượt làm rõ những câu hỏi trên thông qua nội dung bài viết sau.

Mục lục bài viết

Gừng có công dụng gì với huyết áp?

Khái quát về gừng

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀU HÒA HUYẾT ÁP BẰNG GỪNG
Gừng có tính ấm, kích thích lưu thông máu huyết

Gừng có tên thuốc Bắc được gọi là Khương và pháp danh là họ Zingiberaceae. Trong gừng bao gồm lượng lớn tinh dầu zingiberen (khoảng 3%), chất nhựa (khoảng 5%), chất cay và một ít tinh bột với tính ấm nóng, vị cay, hương nồng. Bên cạnh đó, trong thành phần của gừng còn chứa nhiều khoáng chất như: kali, magie, phốt pho cùng vitamin C, vitamin B và hàng loạt các chất chống oxy hóa như: axit pantothenic, beta-carotene, curcumin, axit caffeic,…

Gừng và hiệu quả điều hòa huyết áp

Sử dụng gừng vốn có tính ấm giúp kích thích quá trình lưu thông máu huyết diễn ra thuận lợi hơn từ đó hạn chế nguy cơ tụt huyết áp, giảm nhanh triệu chứng của bệnh huyết áp thấp. Trong thực tế, có thể sử dụng gừng cùng nước ấm hoặc kết hợp với dưỡng chất khác để làm tăng hiệu quả. Trong đó, mật ong là sự kết hợp ăn ý nhất đối với việc khắc phục tình trạng huyết áp thấp.

Ngoài ra, gừng còn hỗ trợ làm ấm cơ thể, giảm nhanh bệnh cảm lạnh, viêm họng, giúp trừ hàn. Tuy nhiên, những người mắc phải cao huyết áp cần tránh tuyệt đối dùng gừng bởi khả năng tăng huyết áp và gây hưng phấn có thể dẫn đến tình trạng bệnh thêm trầm trọng thậm chí dẫn đến tai biến do vỡ động mạch.

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

Cách điều hòa huyết áp bằng gừng

Có nhiều cách khác nhau để cải thiện tình trạng huyết áp thấp bằng gừng. Trong đó, người bệnh có thể tham khảo một số giải pháp sau:

Uống nước gừng và mật ong

Uống nước gừng mật ong điều hòa huyết áp nhanh chóng

Nước gừng kết hợp với mật ong thích hợp để dùng trong lúc xuất hiện những triệu chứng hạ huyết áp hoặc dùng để uống mỗi ngày nhằm cải thiện huyết áp. Người dùng có thể hãm gừng với nước ấm và cho mật ong vào để sử dụng hàng ngày hoặc pha chế dùng dần theo phương pháp sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gừng: chọn gừng tươi, tránh nhánh gừng có dấu hiệu héo hoặc lên mầm
  • Mật ong: Chọn mật ong rừng nguyên chất để đảm bảo hiệu quả

Cách thực hiện

  • Gừng tươi cạo lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch lại bằng nước sau đó thái lát mỏng 200 gram.
  • Nấu gừng cùng 600ml nước đến sôi trong khoảng 20 phút để thành phần tan vào trong nước
  • Thêm mật ong tiếp tục nấu trong 7 phút rồi tắt bếp
  • Để nguội tự nhiên sau đó bảo quản nước gừng mật ong trong tủ lạnh và dùng dần

Lưu ý nên chọn lọ đựng nước gừng bằng thủy tinh, tránh dùng lọ nhựa để đảm bảo nước uống không bị ảnh hưởng. Đồng thời cần đậy kín nắp, tránh lắc khi sử dụng. Trong trường hợp không có nhiều thời gian chế biến, người dùng có thể sử dụng những sản phẩm bột gừng để sử dụng thay thế.

Ngâm chân thư giãn với gừng

Ngâm chân với gừng – Cách điều hòa huyết áp bằng gừng hiệu quả cao

Huyết áp có thể bị hạ khi cơ thể không được bồi bổ đầy đủ dưỡng chất hoặc làm việc quá sức trong khi không nghỉ ngơi hợp lý. Để làm giảm nguy cơ hạ huyết áp, người bệnh có thể bổ sung thực phẩm, thảo dược thiên nhiên đồng thời kết hợp cách điều hòa huyết áp bằng gừng thông qua ngâm chân thư giãn. Liệu pháp trên không những giúp thư giãn đầu óc còn kích thích sự lưu thông máu huyết. Cụ thể thực hiện như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gừng: chọn gừng tươi, tránh nhánh gừng có dấu hiệu héo hoặc lên mầm để tăng cao hiệu quả
  • Hoa hồng: nhặt lấy cánh hoa
  • Muối ăn: 1 muỗng nhỏ

Cách thực hiện

  • Gừng rửa sạch lớp đất cát bẩn, có thể cạo bỏ vỏ hoặc không sau đó đập dập (không cần đâm nhuyễn)
  • Cho gừng và hoa hồng vào túi lưới nhỏ sau đó đặt vào chậu nước ấm
  • Thêm thìa muối vào chậu nước, khuấy đều sau đó ngâm chân vào và thư giãn

Lưu ý khi ngâm chân

  • Thời gian tốt nhất để ngâm chân bằng nước gừng trong ngày là trước 10h sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần ngâm khoảng 20 phút. Tránh ngâm chân trước hoặc sau khi ăn ít nhất 1 giờ và mùa đông nên ngân chân lâu hơn.
  • Cần làm sạch chân trước khi ngâm, trong lúc ngâm chân nên thư giãn đầu óc tuyệt đối, cơ thể cũng nên được nghỉ ngơi bằng cách tựa ghế hoặc giải trí. Tránh kết hợp làm việc hoa ăn uống khi đang ngâm chân đồng thời cần duy trì liên tục độ ấm của nước.

Kết luận

Nói tóm lại, người mắc phải chứng huyết áp thấp có thể sử dụng những cách điều hòa huyết áp bằng gừng  để cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, theo NESFACO, khi mang thai, khi bị cảm nắng hoặc đang dùng thuốc giảm đau nên tránh sử dụng gừng. Trước và sau khi thực hiện phẫu thuật cũng nên tránh sử dụng loại thảo dược này để tránh tình trạng máu khó đông.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button