Hướng dẫn cách hạ huyết áp bằng Thảo Quả

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong Thảo Quả có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, có thể dùng trong chế biến món ăn và hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy đối với căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng như bệnh liên quan đến huyết áp theo quả có mang lại lợi ích nào không? Câu trả lời là có. Hãy cùng NESFACO tìm hiểu ngay về cách hạ huyết áp bằng Thảo Quả thông qua nội dung sau.

Mục lục bài viết

Khái quát về cây Thảo Quả

Thảo Quả là cây gì?

HƯỚNG DẪN CÁCH HẠ HUYẾT ÁP BẰNG THẢO QUẢ
Thảo Quả loại cây lâu năm có nguồn gốc từ Ấn Độ

Thảo Quả là loại thảo dược thuộc họ Gừng được gọi với nhiều tên khác nhau như: đò ho, tò ho, mac hâu, may mac hâu. Thảo Quả có nguồn gốc từ Ấn Độ, cây cao khoảng 3 mét, là loại cây sinh trưởng lâu năm có hoa mọc thành từng cụm từ gốc cây và dài khoảng 20cm. Hoa có màu đỏ, mỗi hoa thường cho ra nhiều quả, khi chín quả có màu nâu và là phần chủ yếu được sử dụng trong chữa bệnh.

Thành phần chủ yếu có trong Thảo Quả

Thảo Quả có vị cay, tính ôn, bao gồm hàng loạt thành phần có lợi như chất xơ, vitamin C, niacin, thiamin, và chất khoáng canxi, magie, kẽm, mangan, tinh dầu,…Đặc biệt, chính tinh dầu khoảng 3% chính là thành phần tạo nên sự đặc trưng cay nóng và tác dụng dược lý cho Thảo Quả. Sử dụng Thảo Quả giúp cơ thể trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, kích thích ăn ngon miệng và hỗ trợ giảm những triệu chứng bệnh huyết áp.

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, khi sử dụng Thảo Quả thường xuyên chỉ số huyết áp của người mắc chứng cao huyết áp có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên, dược tính của Thảo Quả không tốt như thuốc tây, để làm được điều này bạn cần kiên trì sử dụng trong vài tháng. Các món ăn hàng ngày nên được kết hợp thêm thành phần Thảo Quả để vừa dễ ăn vừa phát huy công dụng hiệu quả hơn.

Cách hạ huyết áp bằng Thảo Quả

Mỗi ngày nên dùng bao nhiêu Thảo Quả?

Thảo Quả được dùng chủ yếu ở phần quả
Thảo Quả được dùng chủ yếu ở phần quả

Thảo Quả có thể sử dụng riêng lẻ hoặc được kết hợp chung với một số loại thảo dược khác để làm tăng dược tính sử dụng. Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng Thảo Quả, mỗi ngày tốt hơn hết chỉ nên sử dụng từ 3 gram đến 6 gram và cần linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với thể trạng từng thời điểm. Để đảm bảo sử dụng an toàn, nên được chỉ định từ bác sĩ Đông y, không nên tự ý sử dụng rất dễ gây ra tác dụng phụ nếu dùng lâu dài.

Hướng dẫn sử dụng Thảo Quả

Phần hạt của quả có hương thơm nhiều hơn cả và được lưu giữ bởi lớp vỏ quả bên ngoài. Do đó, trong việc cất giữ, nên tránh loại bỏ từ trước lớp vỏ này bởi có thể làm mất đi hương thơm. Khi nấu có thể giữ nguyên phần hạt hoặc dùng vật cứng đập nát để vỏ tăng mùi hương, tăng dược tính. Cụ thể, có thể sử dụng Thảo Quả như sau:

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

Sử dụng làm thuốc

Để dùng Thảo Quả như một thành phần thuốc trong cách hạ huyết áp bằng Thảo Quả, người dùng trước tiên cần được khám bệnh và kê đơn bởi thầy thuốc. Thảo Quả thường được kết hợp chung với nhiều loại thảo dược khác, trong đó, tỷ lệ giữa mỗi thành phần cần có tính chính xác cao. Chính vì thế, bạn không thể tùy ý quyết định liều lượng sử dụng.

Sử dụng Thảo Quả trong bữa ăn

Dùng trong món ăn – Cách hạ huyết áp bằng Thảo Quả

Thảo Quả tuy có vị đắng khó dùng nhưng sẽ dễ chịu hơn rất nhiều nếu được sử dụng chung với món ăn. Đúng vậy, các món phở, sườn kho, gà hầm,…sẽ thơm ngon, dậy hương vị hơn hẳn nếu được thêm vào nước dùng vài quả Thảo Quả.

Ngâm rượu

Thảo Quả thường xuất hiện trong bình rượu Mai Quế Lộ cùng hoa Hồi. Nói đúng hơn, đây là bí quyết của nhiều món ăn ngon chứ không phải loại rượu thuốc để bồi bổ sức khỏe hoặc để thưởng thức.

Lưu ý khi dùng Thảo Quả

Thông qua những gì vừa chia sẻ, có thể thấy Thảo Quả có nhiều ưu điểm trong sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cần lưu ý những điểm sau:

  • Chỉ nên sử dụng Thảo Quả với liều lượng thích hợp mỗi ngày để không gây ra tác dụng phụ cho cơ thể.
  • Thảo Quả lành tính nhưng tốt hơn hết không nên sử dụng trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú
  • Thảo Quả cũng không thích hợp để sử dụng nếu mắc phải âm huyết hư
  • Trong tình trạng có bệnh sử về thận hoặc mắc sỏi thận, sỏi mật nên tránh dùng Thảo Quả dù trong món ăn hay trong việc cải thiện huyết áp.
  • Rất hiếm nhưng một số người vẫn có thể cảm thấy khó thở, đau tức ngực thậm chí phát ban do dị ứng với Thảo Quả.

Kết luận

Nói chung, cách hạ huyết áp bằng Thảo Quả hoàn toàn là một chọn lựa có khả năng để thay thế cho nhiều thảo dược khác. Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng loại thảo dược này cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và luyện tập thể thao. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm những sản phẩm giúp cải thiện triệt để chứng cao huyết áp có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên như APHARIN. Hy vọng những thông tin NESFACO vừa chia sẻ mang đến cho bạn đọc thông tin hữu ích.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

Cách sử dụng thảo dược từ NESFACO chỉ mang tính chất tham khảo, cần lắng nghe ý kiến chuyên gia để đảm bảo đưa ra giải pháp phù hợp với với từng tình trạng sức khỏe cụ thể.

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button