Không ít người khi huyết áp tăng cao đột ngột gây ra nhiều biến chứng khó kiểm soát hơn. Trong đó, phải kể đến tình trạng cao huyết áp gây chảy máu mũi mà một số người thường nhầm lẫn đó chỉ là chảy máu cam thông thường. Thậm chí có người còn bị chảy máu mũi kèm theo cơn đau đầu dữ dội. Vậy bạn có đang gặp phải triệu chứng nguy hiểm này không? Cùng đồng hành với ondinhtieuduong.com tìm hiểu mức độ nguy hiểm và cách sơ cứu, điều trị chảy máu mũi ngay nhé!
Mục lục bài viết
Vì sao cao huyết áp gây chảy máu mũi?
Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có nguyên nhân quan trọng nhất là do cao huyết áp đột ngột. Cao huyết áp bị chảy máu cam là biến chứng bệnh rất đáng phải lưu ý.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, khi huyết áp tăng cao đột ngột sẽ gây tăng áp lực lên thành mạch máu. Áp lực lớn đến một mức độ nhất định gây tổn thương và vỡ những mạch máu nhỏ ở mũi, làm chảy máu nhiều, khó cầm. Nếu tình trạng chảy máu mũi xảy ra thường xuyên thì càng phản ánh mức độ nguy hiểm của bệnh cao huyết áp.
Nếu bạn không lập tức điều trị bệnh, có thể sẽ gặp những triệu chứng nặng hơn sau triệu chứng chảy máu mũi như:
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, bức bối, khó tập trung vào công việc.
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn khi thay đổi tư thế như đứng lên ngồi xuống, đang nằm bật dậy.
- Khó thở, hồi hộp, tức ngực.
- Phình động mạch não gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và nặng hơn là nguy cơ đột quỵ, tử vong cao.
XEM NGAY: Hay hồi hộp tim đập nhanh là bệnh gì?
Những nguyên nhân khác gây chảy máu mũi
Ngoài nguyên nhân quan trọng cao huyết áp gây chảy máu mũi thì chảy máu mũi cũng do rất nhiều nguyên nhân khác mà bạn cũng cần lưu ý như:
- Độ ẩm không khí thấp: Khi bạn ở trong môi trường có không khí khô thì lớp niêm mạc mũi có thể bị căng quá mức, dẫn đến tổn thương và gây chảy máu mũi. Cách đơn giản để giải quyết tình trạng này là nhỏ 1 vài giọt nước muối sinh lý giúp cân bằng lại độ ẩm.
- Thói quen lạm dụng thuốc xịt thông mũi: Khi bị tắc mũi người bệnh thường có xu hướng dùng thuốc xịt để dễ thở hơn. Nước mũi chảy ra do bị kích thích niêm mạc và xì mũi quá mức sẽ làm rách mô gây chảy máu mũi.
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Các loại thuốc như steroid kháng viêm, aspirin, thuốc chống đông đều ảnh hưởng đến khả năng đông máu, gây chảy máu mũi. Hãy báo cáo với bác sĩ để được thay thế thuốc điều trị nhé!
- Lệch vách ngăn mũi: Nếu bề mặt vách ngăn mũi bị khô cộng thêm vách ngăn lệch là cơ hội để những tác nhân lạ xâm nhập vào hốc mũi, gây nhiễm trùng và làm chảy máu cam. Lúc này bạn cần thăm khám để được các bác sĩ tư vấn chữa trị vách ngăn lệch.
Cách sơ cứu và phòng ngừa chảy máu mũi
Cao huyết áp gây chảy máu mũi là một trong những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng, dễ nhận biết. Khi xuất hiện dấu hiệu tăng huyết áp gây chảy máu mũi thì bạn có cách xử trí ban đầu và điều trị càng sớm càng tốt. Người bệnh nếu không đủ bình tĩnh thì cần đến sự trợ giúp của người thân và những người xung quanh để tránh máu chảy nhiều. Vì vậy, những kiến thức sau đây mọi người đều cần trang bị tốt cho mình.
Cách sơ cứu tạm thời chảy máu mũi do cao huyết áp
- Với người bệnh cần chủ động thả lỏng cơ thể và ra dấu hiệu gọi người thân xung quanh giúp đỡ. Sau đó, ngồi thẳng lưng và hơi nghiêng đầu về phía trước. Tránh sai lầm ngửa cổ ra phía sau như nhiều người vẫn thường áp dụng. Điều này khiến máu chảy ngược lại vào cuống họng, tràn vào lỗ thông khí gây sặc máu. Thậm chí nếu nuốt nhiều máu cam có thể gây buồn nôn, ói mửa.
- Bước tiếp theo hãy dùng tay ấn nhẹ cánh mũi và thở từ từ bằng miệng đến khi máu chảy chậm dần và ngừng hẳn. Đồng thời dùng bông y tế lau sạch phần máu chảy ra.
CÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT: Người Cao Huyết Áp Nên Uống Thuốc Bổ Không?
Cách phòng ngừa và điều trị chảy máu mũi do huyết áp cao
- Bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với người cao huyết áp, có thể tham khảo chế độ ăn DASH. Tăng cường bổ sung những thực phẩm tốt cho người cao huyết áp như: cần tây, nho khô, rau xanh, hoa quả (kiwi, dưa hấu, quả mọng), yến mạch,…
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau khi làm việc, không để cơ thể hoạt động quá sức càng làm tăng áp lực máu.
- Ngủ đủ giấc, tập các bài thở dành cho người cao huyết áp đúng cách.
- Tập luyện thể dục, thể thao; lựa chọn những bộ môn và bài tập phù hợp với thể trạng và tình hình bệnh tật.
- Thăm khám bác sĩ để được đo huyết áp thường xuyên và kê đơn thuốc hạ huyết áp.
Ngoài ra, ondinhtieuduong.com muốn giới thiệu tới bạn một giải pháp hữu hiệu cho người cao huyết áp, giúp phòng ngừa các biến chứng của bệnh đặc biệt là chảy máu mũi. Sản phẩm APHARIN của công ty NESFACO được bào chế từ các thành phần thiên nhiên, hỗ trợ điều chỉnh ổn định chỉ số huyết áp cho người mắc bệnh tăng huyết áp kinh niên. Hơn thế nữa, sản phẩm đã được chứng nhận an toàn và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
Kết luận
Để giải đáp tình trạng cao huyết áp gây chảy máu mũi có nguy hiểm không thì các chuyên gia của ondinhtieuduong.com cho rằng là chưa quá nguy hiểm nếu bạn áp dụng những biện pháp điều trị sớm. Tình hình bệnh cao huyết áp sẽ được ổn định hơn mà không quá ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy thăm khám sớm và đừng để gặp phải những biến chứng nặng nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
- Website:Nesfaco.com
- Email:info@nesfaco.com