Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là một trong những biến chứng nặng nề do tổn thương não gây ra. Một khi đã mắc phải di chứng này thì rất khó để điều trị và phục hồi. Thậm chí khi đã hồi phục vẫn có thể bị đột quỵ lần 2. Và một trong những nguyên nhân gây đột quỵ chính là tăng huyết áp đột ngột. Cao huyết áp gây đột quỵ là tình huống cấp cứu y tế đe dọa tính mạng của bất cứ ai. Ondinhtieuduong.com sẽ giải thích nguyên nhân cảnh báo của tình huống này cho bạn ngay nhé!
Mục lục bài viết
Tại sao cao huyết áp gây đột quỵ?
Cao huyết áp dẫn đến tai biến là chuyện dễ gặp và khiến người bệnh luôn phải chú ý tới sức khỏe của mình. Cao huyết áp gây đột quỵ được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu của việc tăng huyết áp đột ngột.
Nguyên nhân của di chứng này là khi huyết áp tăng cao đột ngột, áp lực dòng máu khiến thành mạch dãn quá mức gây vỡ mạch máu làm xuất huyết não. Hoặc khi huyết áp cao kéo dài, xuất hiện những cục máu đông, lượng máu cung cấp lên não bị tụt giảm đáng kể hoặc gián đoạn. Lúc đó, những tế bào não bị thiếu oxy và bắt đầu chết dần trong khoảng vài phút.
Cơ thể sẽ rơi vào trạng thái suy yếu, tê bì, cơ miệng bị kéo lệch không thể nói được, mất cảm giác nửa người. Sau đó, người bệnh sẽ ngất lịm dần và hôn mê sâu. Nếu bệnh nhân bị đột quỵ mà không được cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn phế suốt đời.
Bệnh nhân sẽ mất đi khả năng lao động, mất một phần nhận thức hoặc mất trí và khó có thể trở lại cuộc sống như người bình thường, có thể trở thành gánh nặng cho người thân và gia đình. Với những người có tiền sử bị huyết áp cao thì nguy cơ bị đột quỵ tăng gấp 4 lần so với người bình thường.
ĐỪNG BỎ QUA:
- Cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà ai cũng nên biết
- Hướng dẫn 8 cách hạ huyết áp khẩn cấp giúp cứu nguy
Những sai lầm dễ dẫn đến đột quỵ do cao huyết áp
Với nguyên nhân cao huyết áp gây đột quỵ như trên, có thể thấy tăng huyết áp và đột quỵ thật sự đáng lo ngại. Dù vậy, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về nó và mắc phải những sai lầm dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ tăng cao hơn. Ondinhtieuduong.com sẽ chỉ ra cho bạn 3 sai lầm bạn cần tránh dưới đây:
Không đo huyết áp thường xuyên
Với những người đã mắc bệnh cao huyết áp, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên rất cần thiết. Bởi vì trong một ngày, huyết áp có thể lên xuống thất thường, đặc biệt lên cao quá mức dẫn đến đột quỵ. Tốt nhất, bạn nên có một chiếc máy đo huyết áp dự phòng trong nhà để tiện cho việc đo huyết áp hàng ngày. Hãy cố gắng giữ tinh thần được thoải mái, không quá stress, lo âu, căng thẳng để đảm bảo huyết áp được ổn định.
Tâm lý chủ quan không sử dụng thuốc theo đúng liều lượng
Bệnh nhân cao huyết áp cần duy trì việc uống thuốc đều đặn hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Một số người bệnh do tâm lý chủ quan, khi đo thấy huyết áp giảm lại ngưng sử dụng thuốc. Việc này còn có thể gây phản tác dụng của thuốc điều trị huyết áp cao.
Khi huyết áp tăng cao bất ngờ, đột quỵ xảy ra thì lại nhầm tưởng thành bị trúng gió. Và không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến liệt suốt đời hoặc tử vong. Vì thế, hãy tuân thủ đúng liều lượng quy định theo kê đơn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch nhé!
Ỷ lại, phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc điều trị
Ngoài việc dùng thuốc để hạ huyết áp thì người bệnh cần kết hợp chế độ ít muối Natri, tập luyện các bài tập dành riêng cho người cao huyết áp, tránh bỏ những chất kích thích,… Nếu bạn nghĩ rằng khi tăng huyết áp thì chỉ cần uống thuốc là huyết áp sẽ hạ ngay thì bạn đã sai rồi.
CÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT: Thuốc huyết áp cao uống khi nào?
Nguyên tắc phòng ngừa bệnh cao huyết áp gây đột quỵ
Cao huyết áp gây đột quỵ vô cùng nguy hiểm như vậy, những bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa trước diễn biến này. Hãy lưu lại những nguyên tắc phòng ngừa đột quỵ sau đây, có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy:
- Tránh những tác nhân xấu gây ra bệnh tật, đặc biệt là những bệnh huyết áp như: chế độ ăn uống quá mặn, sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, chất kích thích, tinh thần căng thẳng thường xuyên,…
- Phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu để việc điều trị có hiệu quả hơn: thường xuyên đo huyết áp, thăm khám tổng quát định kỳ.
- Tránh những biến chứng xấu khi người bệnh đã ở giai đoạn cao huyết áp cấp độ 3: uống thuốc khống chế huyết áp đầy đủ, đúng liều, không bỏ thuốc khi huyết áp có dấu hiệu bình thường hơn.
Những triệu chứng ban đầu của bệnh cao huyết áp thường không rõ ràng và rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Hãy cân bằng mọi yếu tố sinh hoạt trong cuộc sống để huyết áp dao động quanh mức 120/80 mmHg là tốt nhất, hạn chế tối đa nguy cơ bị tai biến mạch máu não gây ra đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng.
Và nếu thấy bệnh nhân xuất hiện những dấu hiệu của đột quỵ như: nhức đầu, chóng mặt, đau họng, khó nói, nuốt, tê liệt một vài bộ phận cơ thể, mất nhận thức… hãy thực hiện sơ cứu ngay lập tức. Đầu tiên, đặt bệnh nhân nằm hơi nghiêng đầu về một bên ở nơi thông thoáng. Sau đó, nhanh chóng gọi cấp cứu để được tư vấn và vận chuyển đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
Khi gặp người bị đột quỵ, tuyệt đối không thực hiện những việc như cạo gió, chích đầu ngón tay, cho bệnh nhân uống nước gây sặc,… Vì những việc này có thể làm cho hậu quả nặng nề hơn. Trong 3 giờ đầu ngay khi bị đột quỵ là thời điểm vàng để cấp cứu, giúp bệnh nhân có cơ hội hồi phục cao nhất.
Để bệnh cao huyết áp được thuyên giảm, cơ thể mạnh khỏe từ bên trong, tinh thần thoải mái nhất, bạn có thể trải nghiệm sản phẩm APHARIN. APHARIN chính là “người bạn đồng hành” hiệu quả dành cho người cao huyết áp, được Bộ Y tế cấp phép và lưu hành trên toàn quốc. Đã có rất nhiều người tin dùng và giới thiệu cho bạn bè, người thân, còn bạn thì sao? Hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
Kết luận
Đột quỵ là biến chứng vô cùng nguy hiểm mà người bệnh và cả những người thân của bệnh nhân cũng cần lưu ý. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích để hạn chế hậu quả cao huyết áp gây đột quỵ nhé! Ondinhtieuduong.com chúc bạn thật sáng suốt để biết mình cần làm gì và loại bỏ mối lo về cao huyết áp.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
- Website:Nesfaco.com
- Email:info@nesfaco.com