Mạch máu là một hệ thống có liên kết chặt chẽ và là một phần không thể thiếu để duy trì sự sống. Nếu hệ thống mạch máu bị tổn thương, mọi hoạt động trong cơ thể chúng ta đều sẽ bị ảnh hưởng. Để có thể hiểu hơn về hoạt động, cấu tạo của mạch máu bạn hãy bỏ ra chút thời gian quý báu cùng ondinhtieuduong.com tham khảo đôi dòng chia sẻ bên dưới nhé!
Mục lục bài viết
Mạch máu là gì?
Mạch máu là hệ thống tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp các chất quan trọng và cần thiết cho các tế bào để cơ thể luôn khỏe mạnh.Đây là hệ thống kín có khả năng dẫn máu từ tim đến các tổ chức và có thể trở ngược về tim. Mạch máu có dạng ống và là một phần của hệ tuần hoàn. Hệ thống mạch máu trong cơ thể liên kết chặt chẽ với nhau giúp vận chuyển nước, oxy, CO2, các chất dinh dưỡng đến với các cơ quan trong cơ thể.
Cấu tạo của mạch máu như thế nào?
Hệ thống mạch máu có cấu tạo vô cùng phức tạp với nhiều loại khác nhau. Trong cơ thể, mạch máu được chia làm 3 loại là:
- Động mạch.
- Mao mạch.
- Tĩnh mạch.
Kết cấu của động mạch
Động mạch là những mạch máu đảm nhiệm việc vận chuyển máu từ tim đến các mô với áp suất cao, chính vì vậy thành động mạch có tính chất khỏe và bền. Từ động mạch chủ, các động mạch được chia thành các nhánh nhỏ hơn và có tên là tiểu động mạch. Càng xa tim thì thiết diện của động mạch lại càng nhỏ. Tuy nhiên, tổng thiết diện của hệ thống động mạch lại tăng lên.
Thành động mạch được chia thành 3 lớp:
- Lớp trong: đây là lớp được cấu tạo từ các tế bào nội mô dẹt.
- Lớp giữa: đây là lớp dày nhất và chứa các tế bào cơ trơn và sợ đàn hồi. Lớp giữa chính là lớp quyết định tính chất của động mạch.
- Lớp ngoài: đây là lớp chứa sợi collagen và sợi đàn hồi.
Kết cấu của tĩnh mạch
Chức năng của tĩnh mạch là vận chuyển máu từ các mô trở ngược lại về tim. Những mạch này có nguồn gốc từ mao mạch. Từ mao mạch, máu đồ về những mạch máu có thành mỏng, đó chính là tiểu tĩnh mạch. Nhiều tiểu tĩnh mạch tập trung với nhau sẽ thành tĩnh mạch lớn.
Tương tự như động mạch, tĩnh mạch cũng có kết cấu 3 lớp: lớp trong, lớp giữa và lớp ngoài. Thành tĩnh mạch có đặc điểm là mỏng và dễ giãn rộng hơn so với thành động mạch.
- Lớp trong cùng của tĩnh mạch là lớp tế bào nội mạch, chúng được chia thành từng đoạn nhô ra, tạo nếp gấp hình bán nguyệt.
- Lớp giữa của tĩnh mạch gồm sợi liên kết và sợi cơ.
- Lớp mỏng ngoài cùng có những sợi liên kết chun giãn.
Kết cấu của mao mạch
Mao mạch có nhiệm vụ liên kết các tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch. Thành của hệ thống vi mạch máu này được cấu tạo bởi một lớp tế bào nội mô có các lỗ nhỏ để quá trình trao đổi chất giữa tế bào và máu diễn ra dễ dàng hơn. Có khoảng 10 triệu mao mạch trong cơ thể con người, diện tích trao đổi lên đến 500 – 700 m2.
XEM NGAY:
- Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống bệnh xơ vữa mạch máu
- Nguyên nhân vỡ mạch máu dưới da và các biểu hiện thường gặp
Mạch máu bị tắc nghẽn và những hậu quả khôn lường
Sau khi tìm hiểu về cấu tạo của mạch máu, chắc hẳn bạn đã hiểu được tầm quan trọng của hệ thống này rồi đúng không nào? Nếu mạch máu có vấn đề, các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể sẽ bị ngừng trệ và gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
Tình trạng tắc nghẽn mạch máu là mối đe dọa tính mạng của con người. Vậy đối tượng nào thường gặp phải tình trạng tắc nghẽn này?
Tắc nghẽn mạch máu và những hệ quả khôn lường
Hệ thống mạch máu trong cơ thể người giống như các đường ống giúp oxy và dưỡng chất được đưa tới từng tế bào để đảm bảo các tế bào được duy trì sự sống, các cơ quan trong cơ thể khỏe mạnh hoạt động.
Nếu hệ thống này bị thu hẹp hoặc gặp phải các yếu tố gây tắc nghẽn thì máu sẽ bị lưu thông chậm lại, các tế bào và cơ quan sẽ không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất gây ra suy kiệt. Tình trạng tiếp diễn càng lâu thì nguy cơ gặp nguy hiểm càng cao, nặng nề hơn là dẫn đến tử vong.
Đối tượng thường gặp phải tình trạng tắc nghẽn mạch máu
Những người dễ gặp phải tình trạng tắc nghẽn mạch máu là người thường xuyên uống bia rượu, dùng thuốc lá, lười vận động, tiêu thụ nhiều thức ăn có hàm lượng cholesterol cao,…Các chất béo lâu dần sẽ tích tụ và bám vào thành lòng mạch gây ra các mảng xơ vữa, gây hẹp mạch máu và dẫn đến tình trạng tắc nghẽn.
Cách phòng tránh tắc nghẽn mạch máu hiệu quả
Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, cân đối chế độ ăn lành mạch, vận động mỗi ngày là những cách đơn giản để mỗi người có thể chống lại việc tắc nghẽn mạch máu.
Một yếu tố nữa có thể tác động tới việc lưu thông máu chính là huyết áp, nếu huyết áp cao sẽ tạo áp lực lên mạch máu và ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống này. Chính vì vậy, giữ huyết áp ổn định cũng là một biện pháp giúp mạch máu của chúng ta hoạt động tốt hơn.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về huyết áp, hãy nhanh chóng tìm hiểu và dùng thử APHARIN nhé! Sản phẩm APHARIN với các thành phần từ thảo dược được sản xuất trên công nghệ hiện đại chắc chắn sẽ hỗ trợ giúp bạn điều hòa chỉ số huyết áp luôn ở trạng thái ổn định.
Kết luận
Qua những tìm hiểu về cấu tạo của mạch máu, chắc chắn bạn đã có thêm kiến thức để hiểu hơn về cơ thể mình rồi đúng không nào? Hiểu hơn về cơ thể mình sẽ giúp bạn yêu cơ thể mình hơn và có các biện pháp bảo vệ phù hợp. Thường xuyên theo dõi ondinhtieuduong.com để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Thông tin liên hệ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: www.Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com