Cơ thể con người được đánh giá là một “bộ máy hoàn hảo” bởi các cơ quan liên kết và phối hợp với nhau vô cùng ăn ý. Trong cỗ máy hoàn hảo ấy thì tim là bộ phận quan trọng và được ví von như “nhà máy điện” bởi nó giữ nhiệm vụ đưa máu đi khắp cơ thể, giúp các tế bào và cơ quan khác có thể hoạt động tốt.
Không giống như mắt, mũi, tay, chân,..tim được bao bọc bên trong lồng ngực nên để hiểu rõ về cấu tạo của tim thật không hề dễ dàng. Vậy cấu tạo của tim người như thế nào mà lại chiếm hữu vai trò quan trọng đến như vậy?
Tất cả các thắc mắc của bạn sẽ được Ondinhtieuduong.com giải đáp chi tiết ngay bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Vị trí của tim
Tim người có trọng lượng khoảng 300gr, là khối cơ rỗng và chia thành 4 buồng: 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ. Tâm nhĩ giữ vai trò nhận máu từ tĩnh mạch và đưa xuống tâm thất. Tâm thất đảm nhiệm việc bơm máu nhận được vào động mạch với áp lực cao. Tim nằm ở khoang giữa của trung thất trong lồng ngực. Cụ thể tim có vị trí bên dưới lồng xương sườn, ở phía bên trái xương ức và ở giữa phổi.
Tim đập liên tục khoảng 100.000 lần/ngày và bơm đến 5 – 6 lít máu/phút. Tim hoạt động liên tục và không ngừng nghỉ trong suốt giai đoạn sống của con người. Khi con người ở trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi, tim đập khoảng 50 – 99 lần/phút. Trong trường hợp con người hoạt động mạnh, tức giận, gặp các vấn đề về tâm lý hoặc sử dụng một số loại thuốc đặc biệt tim có thể đập nhanh hơn bình thường.
THAM KHẢO THÊM:
Chi tiết về bộ phận cấu tạo của tim người
Tim người đảm nhận nhiệm vụ quan trọng nên cấu tạo của tim người cũng không hề đơn giản. Các bộ phận nhỏ liên kết chặt chẽ với nhau để “nhà máy điện” hoạt động liên tục giúp cơ thể duy trì sự sống. Tim được cấu tạo bởi các thành phần: buồng tim, van tim, sợi cơ tim, hệ thống nút tự động, hệ thần kinh.
Buồng tim
Tim được chia làm bốn buồng: tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải, tâm thất phải, tâm thất trái.
Phần nửa trên của tim có tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải. Hai tâm nhĩ này có đặc điểm chung là là đều có thành mỏng, ngăn cách với nhau bởi liên nhĩ và đảm nhiệm chức năng mang máu từ tĩnh mạch đến với tâm thất.
Nửa dưới của tim gồm có tâm thất phải và tâm thất trái. Tâm thất được ngăn cách với nhau mới liên thất và có vai trò bơm máu và động mạch.
Hệ thống van tim
Khi máu đi ra từ các buồng tim, chúng cần đi qua van tim. Van tim hoạt động đảm bảo giúp cho máu được chảy đi đúng hướng. Thường có 4 loại van tim, mỗi lại vạn lại có một bộ nắp riêng biệt và hoạt động giống như chiếc van một chiều.
Sợi cơ tim
Sợi cơ tim là những tế bào nhỏ, có một nhân và được chia nhánh, có vân. Thành phần chủ yếu của tế bào cơ tim là: tơ cơ, sợi dày, sợi mỏng, sợi cơ co rút. Các sợi này liên kết với nhau và tạo thành một khối vững chắc đảm nhận chức năng tự co rút.
Hệ thống nút tự động
Nút tự động của tim có khả năng dẫn truyền để đảm bảo các buồng tim có thể co rút một cách hệ thống và đồng bộ. Các nút tự động là: nút xoang, nút nhĩ – thất và bó His.
Hệ thần kinh
Tim được chi phối bởi hệ thần kinh tự chủ. Hệ thần kinh của tim gồm có hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Hai hệ này trái ngược nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là điều hòa và đảm bảo cho hoạt động của tim.
Quá trình bơm máu của tim diễn ra như thế nào?
Sau khi tìm hiểu về cấu tạo của tim người, chắc hẳn quý độc giả đang vô cùng thắc mắc quá trình bơm máu của tim diễn ra như thế nào đúng không? Vậy hãy bổ sung thêm kiến thức qua phần bài viết dưới đây của ondinhtieuduong.com nhé!
Quá trình diễn ra ở bên phải của tim
- Tại đây, quá hai tĩnh mạch lớn là tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới, máu sẽ đi vào tim và khiến cạn máu nghèo oxy từ cơ thể đưa vào tâm nhĩ phải.
- Khi đó, tâm nhĩ co lại, máu từ tâm nhĩ phải sẽ chảy vào tâm thất phải.
- Tâm thất được chảy đầy máu, van ba lá hoạt động như chiếc van một chiều sẽ đóng lại để không cho máu chảy ngược lại. Trong khoảng thời gian này, tâm thất sẽ co lại.
- Khi tâm thất co lại, van động mạch phổi đảm nhiệm nhiệm vụ đưa máu từ tim vào phổi, Tại khu vực này, máu được oxy hóa và quay ngược trở lại với tâm nhĩ trái nhờ vào các tĩnh mạch phổi.
Quá trình diễn ra bên trái tim
- Thời điểm này, các tĩnh mạch phổi rỗng, máu đã được oxy hóa từ phổi đi vào tâm nhĩ trái, tâm nhĩ trái co lại, hai van lá được mở ra để đưa máu từ tâm nhĩ trái đi vào tâm thất trái.
- Tâm thất trái nhận được máu, khi đã đầy, hai van lá được đóng lại để tránh máu chảy người về tâm nhĩ khi tâm thất co lại.
- Khi tâm thất nhận được máu và co lại, van động mạch chủ lúc này sẽ đưa máu ra khỏi tim và đi đến các bộ phận của cơ thể để nuôi dưỡng.
Các hoạt động của tim liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người. Huyết áp là một trong những yếu tố ảnh hưởng và có liên quan đến sức khỏe tim mạch. Huyết áp cao có thể khiến tim phải hoạt động nhiều hơn và gây áp lực lên tim. Vì vậy, để cơ thể thật khỏe mạnh, hãy thường xuyên kiểm tra huyết áp để bảo vệ trái tim nhé!
Nếu đang gặp phải vấn đề huyết áp cao, hãy tham khảo ngay sản phẩm APHARIN để điều hòa huyết áp, tăng cường sức khỏe. Sản phẩm trước khi có mặt trên thị trường đã được kiểm định và được Bộ Y tế cấp phép đầy đủ nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Kết luận
ondinhtieuduong.com thường xuyên mang đến các bài viết tìm hiểu về các loại bệnh, các loại thuốc và cấu tạo các bộ phận quan trọng với mong muốn giúp bạn có thể hiểu hơn về cơ thể mình. Với bài viết tìm hiểu về cấu tạo của tim người, chúng tôi hy vọng các bạn có thể hình dung được tầm quan trọng của bộ phận này và có các phương pháp bảo vệ để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh.
Thông tin liên hệ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: www.Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com