Trong xã hội hiện đại ngày nay, dưới tác hại của bia, rượu, thuốc lá, thực phẩm nhiễm hóa chất mà chức sức khỏe của gan ngày càng suy giảm. Do đó vấn đề liên quan về gan ngày càng được mọi người quan tâm. Thông qua chỉ số AST bạn có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của gan. Vậy chỉ số AST (SGOT) là gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng tới chỉ số này. Hãy cùng Nesfaco tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Mục lục bài viết
Chỉ số AST (SGOT) là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số AST
Gan là cơ quan có hệ thống enzym rất hoàn chỉnh được gọi chung là men gan. Khi gan gặp các vấn đề tổn thương thì hệ thống enzym này sẽ mất cân bằng.
Chỉ số AST (SGOT) là gì?
AST viết tắt của Aspartate aminotransferase là một trong những thành phần enzym của gan hay còn được gọi là men gan. AST hay còn được gọi là SGOT viết tắt của glutamic-oxalacetic transaminase là một loại enzyme được tạo từ gan và một phần nhỏ từ não và thận.
Với gan khỏe mạnh lượng AST giải phóng vào trong máu ít, nồng độ AST trong máu thấp. Tuy nhiên khi gan bị tổn thương khối lượng AST giải phóng vào máu nhiều khiến cho nồng độ của chúng tăng cao. Vì vậy có thể thông qua chỉ số AST trong máu các bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của gan.
Các nguyên nhân làm tăng chỉ số AST
Có nhiều nguyên nhân làm tăng chỉ số AST. Sau đây là một trong số những nguyên nhân cơ bản làm tăng chỉ số AST trong máu:
Các bệnh lý về gan
- Khi cơ thể mắc các bệnh về viêm gan siêu vi như: viêm gan A, B, C sẽ dẫn đến tình trạng chỉ số AST tăng cao. Các bệnh về viêm gan siêu vi thường được biểu hiện qua các triệu chứng như: mệt mỏi, vàng da, đau bụng, nước tiểu có màu sẫm
- Do gan bị nhiễm mỡ: nguyên nhân này thường bị bỏ qua vì sự chủ quan của người bệnh cho rằng đây là nguyên nhân lành tính. Tuy nhiên đây là một đánh giá hết sức sai lầm. Vì tới giai đoạn phát triển nào đó, tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ gây ra các biến chứng nặng như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
- Khi mắc các bệnh gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan hay tắc nghẽn các mạch máu tới gan cũng làm chỉ số AST nói riêng và men gan nói chung tăng cao.
Các bệnh lý về mật
Gan và mật là hai bộ phận có quan hệ hết sức mật thiết với nhau do vậy các bệnh lý về mật cũng gây ảnh hưởng và làm men gan tăng cao. Các bệnh lý thường gặp ở mật làm chỉ số men gan tăng cao như: viêm túi mật, sỏi mật, giun chui ống mật, tắc đường mật dẫn tới phù nề hoặc dịch mật bị tắc nghẽn cũng đều tác động xấu tới gan.
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Trong quá trình điều trị bệnh, bạn phải sử dụng rất nhiều loại thuốc. Tuy nhiên do sử dụng trong thời gian dài chúng có tác dụng phụ gây độc và làm tổn thương gan, tăng men gan. Một số loại thuốc gây tổn thương gan điển hình như: thuốc giảm đau Aspirin, Paracetamol, Ibuprofen, các loại thuốc kháng sinh như Amoxicilin, Isoniazid,…
Ngoài ra còn một số bệnh lý khác không liên quan tới gan như: sốt rét, đau tim, loạn dưỡng cơ tiến triển, viêm da cơ, hoại thư, mang thai, viêm tụy cấp tính, tắc mạch phổi, chấn thương cơ, vận động mạnh…
Tầm quan trọng của chỉ số AST với sức khỏe con người
Vì tầm quan trọng của chỉ số AST nên khi có các dấu hiệu bất thường chúng ta cần phải tiến hành xét nghiệm chỉ số AST. Việc phát hiện sớm bệnh giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Các dấu hiệu cảnh báo cần phải tiến hành xét nghiệm AST
Khi có các dấu hiệu thay đổi bất thường về màu sắc của các bộ phận cơ thể như: vàng mắt, vàng da hay thường xuyên bị mẩn ngứa. Khi cơ thể thường xuyên thấy mệt mỏi, thể trạng suy nhược, chán ăn. Một số biểu hiện nặng hơn như sưng hoặc chướng bụng, phù nề ở chân hoặc mắt cá chân, nước tiểu có màu sẫm.
Ngoài ra việc xét nghiệm chỉ số AST cũng được chỉ định ở những người béo phì, có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B, uống nhiều thuốc làm tổn thương gan, gan nhiễm mỡ, uống nhiều bia rượu, tiểu đường.
Chỉ số AST tăng báo hiệu điều gì
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm chỉ số AST các bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán các bệnh lý liên quan hay mức độ tổn thương gan để đưa ra các phác đồ chữa trị phù hợp nhất.
Khi chỉ số AST tăng nhẹ từ 2 đến 3 lần
Chỉ số AST tăng nhẹ báo hiệu việc tổn thương gan ở giai đoạn đầu, mức độ còn thấp. Người có chỉ số AST tăng nhẹ có thể bị một trong số các bệnh như: viêm gan do virus cấp, xơ gan, , di căn gan, viêm gan vùng mạn, tắc mật hoặc chấn thương cơ, đau tim.
Khi chỉ số AST tăng từ 4 đến 8 lần
Khi chỉ số AST cao hơn mức trung bình từ 4 đến 8 lần được coi là chỉ số AST tăng vừa. Thông thường các trường hợp này xảy ra ở những người bệnh gan bị tổn thương do dùng quá nhiều rượu bia.
Khi chỉ số AST tăng cao
Lúc này gan đã bị tổn thương ở giai đoạn cuối, có thể dẫn tới hoại tử các tế bào gan do virus cấp, do mạn tính hay do trụy mạch kéo dài. Ngoài ra còn có thể do gan bị nhiễm độc do hóa chất, thuốc độc.
Tham khảo thêm:
- Albumin là gì? Vai trò của Albumin với sức khỏe
- Tìm hiểu về xét nghiệm sinh hóa máu và các chỉ số cơ bản
Kết luận
Đối với sức khỏe của bản thân chúng ta không thể chủ quan. Với bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể cũng có thể báo hiệu những căn bệnh nguy hiểm. Thông qua bài viết chỉ số AST (SGOT) là gì? Nesfaco đã cung cấp những thông tin cơ bản về sự liên quan chỉ số AST và sức khỏe con người. Nếu còn điều gì thắc mắc về chỉ số AST hãy liên hệ ngay với Nesfaco theo địa chỉ:
CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: https://ondinhtieuduong.com
- Email: info@nesfaco.com