Chỉ số GGT là gì? Ý nghĩa của chỉ số GGT

Khi tiến hành xét nghiệm máu thường xuất hiện chỉ số GGT. Vậy bạn có biết chỉ số GGT là gì không? Chúng có ý nghĩa gì trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Hãy làm rõ những vấn đề này cùng Nesfaco trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục bài viết

Những đặc điểm cơ bản của chỉ số GGT

Chỉ số GGT là gì? Chúng có vai trò ra sao, hoạt động như thế nào? Cùng làm rõ vấn đề qua những đặc điểm cơ bản của GGT.

chỉ số GGT
Chỉ số GGT có vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh nội tiết

Chỉ số GGT là gì?

GGT là một loại enzyme có mặt ở hầu hết các cơ quan nội tạng. Tuy nhiên chúng hoạt động nhiều nhất ở các bộ phận như: tụy, gan, lá lách và ruột non. Số lượng GGT tại tế bào ống thận lớn hơn so với gan là 25 lần và lớn hơn ở tụy là 12 lần.

Chu trình hoạt động

GGT thường được gắn tại màng tế bào. Chúng tạo ra các isopeptide của glutamat, khi kết hợp với các amino acid tự do khác sẽ giải phóng ra dipeptid cysteinyd – glutathione. Sau khi đi vào bào tương, cysteinyl- glycine sẽ bị thủy phân thành các amino acid tự do là cysteine và glycin. Chất xúc tác của quá trình này chính là dipeptidase. Tiếp đó enzym đặc hiệu cyclotransferase bẻ gãy các peptit của y-gluramyl và các amino acid khác.

Sau quá trình bẻ gãy sinh ra các amino acid khác và làm biến đổi gốc glutamat thành acid pyrrolidon carboxylic hay còn gọi là 5-oxoprolin. Chất này kết hợp với ATP tạo thành các glutamat rồi tái tổng hợp glutathion theo chu trình lặp lại.

Vai trò của GGT

GGt có vai trò chủ yếu là vận chuyển các amino acid qua màng tế bào tiến sâu vào trong tế bào. Quá trình vận chuyển diễn ra tại thân hay các cơ quan khác đối với amino acid  đòi hỏi tốc độ nhanh và cường độ vận chuyển cao nên tiêu tốn nhiều năng lượng. Cụ thể  là để vận chuyển được 1 amino acid phải tiêu tốn mất 3 ATP.GGT có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán tình trạng ứ mật ở gan. GGT là một enzym vận chuyển nên chúng khá nhạy cảm với các sự thay đổi bất thường như ứ mật.

Nguyên nhân nào làm chỉ số GGT tăng cao?

Chỉ số GGT rất quan trọng trong việc phát hiện sớm các bệnh lý của cơ thể. Do đó việc xét nghiệm chỉ số GGT là rất cần thiết. Nếu các bệnh trong hệ nội tiết được phát hiện sớm có thể dễ dàng điều trị dứt điểm, ít gây nguy hại cho cơ thể.

Nguyên nhân làm tăng chỉ số GGT

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tăng chỉ số GGT. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản làm chỉ số GGT tăng cao:

Các bệnh lý về gan

Các bệnh lý về gan như : viêm gan mãn tính, viêm gan do virus hay các bệnh gan di căn

Các bệnh lý về thận

Do GGt hoạt động mạnh nhất ở thận nên bất cứ các bệnh lý nào xảy ra tại thận cũng gây ảnh hưởng tới chỉ số GGT như: viêm túi mật, viêm hoặc tắc nghẽn ống mật dẫn tới tình trạng ứ mật

Do dùng quá nhiều chất kích thích trong thời gian dài

Việc lạm dụng quá nhiều các đồ uống uống chứa cồn gây tổn thương cho gan, mật và nhiều cơ quan nội tiết khác cũng làm cho chỉ số GGT tăng cao.

chỉ số GGT
Các nguyên nhân dẫn tới tăng chỉ số GGT

Do mắc các bệnh lý khác

Một số bệnh nhân mắc các bệnh lý khác như đái tháo đường, máu nhiễm mỡ, bệnh phổi hay nhồi máu cơ tim cũng sẽ dẫn tới làm tăng chỉ số GGT.

Sử dụng thuốc điều trị gây ngộ độc gan

Một số loại thuốc điều trị như kháng sinh, giảm đau nếu sử dụng trong thời gian dài cũng khiến cho gan bị tổn thương dẫn tới tình trạng tăng chỉ số GGT.

Do chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng không hợp lý

Nếu cơ thể quá mệt mỏi, căng thẳng, stress kéo dài cũng ảnh hưởng tới sự chuyển hóa các chất trong cơ thể. Khi các chất mất cân bằng dẫn tới tổn thương các cơ quan nội tiết như gan, mật, thận…

Ngoài ra các nguyên nhân khác như các bệnh lý về tuyến tụy, lưu lượng máu tới gan bị thiếu, sốt rét, các bệnh lý tự miễn ở ruột non cũng gây nên tình trạng tăng chỉ số GGT.

Khi nào cần làm xét nghiệm GGT

Với các bệnh về cơ quan nội tiết, giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện vì không có các biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên nếu thấy một trong các biểu hiện sau bạn cần đi xét nghiệm và thăm khám ngay:

chỉ số GGT
Xét nghiệm GGT rất cần thiết khi có dấu hiệu cơ thể bất thường
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe thấy giảm sút
  • Thường xuất hiện cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói
  • Bụng có cảm giác chướng hoặc xuất hiện các cơn đau
  • Nước tiểu có màu sậm, phân có màu sáng hoặc màu đất sét
  • Da trở nên nhạy cảm, mẩn ngứa

Những điều cần chú ý trước khi đi xét nghiệm chỉ số GGT:

  • Không sử dụng các loại thuốc như giảm đau hay kháng sinh, không sử dụng bia rượu, các chất kích thích khác trong vòng 24h. Vì các chất này có tác động tới chỉ số GGT khiến cho kết quả không được chính xác.
  • Nhịn ăn trước khi xét nghiệm từ 4 tới 6 tiếng. Nên xét nghiệm vào buổi sáng vì thời gian này cho kết quả chính xác nhất.

Tham khảo thêm:

Kết luận

Chỉ số GGT có vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán, phát hiện sớm các bệnh liên quan tới nội tiết. Qua bài viết mà Nesfaco chia sẻ, hy vọng bạn đã nắm được các kiến thức cần thiết về chỉ số GGT. Nếu còn điều gì thắc mắc cần được giải đáp về chỉ số GGT hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO

  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: https://ondinhtieuduong.com
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button