Chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi nên hay không?

Bạn có biết, cứ 3 người sẽ có một người mắc bệnh cao huyết áp? (Thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC). Bệnh cao huyết áp có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng sống của bạn. Để khắc phục điều đó, có nhiều người đang áp dụng chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi. Tuy nhiên, tỏi có thực sự mang lại hiệu quả điều trị hay không và nên sử dụng như thế nào? Hãy cùng NESFACO giải đáp các thắc mắc thông qua nội dung sau.

Mục lục bài viết

Tỏi và bệnh huyết áp liên quan như thế nào?

Các cách chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi
Tỏi có tác dụng hạ huyết áp khi bị tăng huyết áp tâm thu

Theo nhiều thử nghiệm lâm sàng đã công bố, tỏi có tác dụng tuyệt vời trong việc làm hạ áp lực của máu lên thành mạch ở những trường hợp mắc phải chứng cao huyết áp. Tác dụng chủ yếu của tỏi phát huy ở những tình trạng tăng huyết áp tâm thu và không cho thấy biểu hiện ở việc tăng huyết áp tâm trương. Một số thử nghiệm của Viện Y tế Quốc gia, trang Rối loạn Tim mạch BMC, công bố của Annals of Pharmacotherapy, Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng châu Âu,…cũng cho kết quả tương tự.

Các cách chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi

Tỏi chứa thành phần chất chống oxy hóa cao cùng allicin, diallyl trisulphide cùng nhiều vitamin, khoáng chất. Chính vị thế, tỏi có công dụng chống ung thư, tăng đề kháng, giảm mụn, kháng mỡ, kháng viêm, tốt cho dạ dày, bệnh tiểu đường,…

Đặc biệt, chính thành phần Allicin chứa trong tỏi có tác dụng đối với việc hạ huyết áp cho người huyết áp cao. Tuy nhiên, thành phần này sẽ dễ mất đi khi ăn tỏi phi hoặc tỏi chín, do đó, để có được nhiều lợi ích từ tỏi, bạn được khuyên ăn sống từ một đến hai tép mỗi ngày. Và đây là một số cách dùng tỏi phổ biến hay được áp dụng:

Ăn tỏi sống

Chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi sống mang lại hiệu quả cao

Ăn tỏi sống là giải pháp đơn giản và mang đến hiệu quả cao nhất khi bạn muốn chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi. Đúng vậy, trực tiếp nhai tỏi giúp hình thành enzyme kích hoạt allinase giải phóng allicin một cách triệt để.

Bên cạnh đó, bạn được khuyên nên đâm tỏi hoặc bằm tỏi trước 1 giờ trước khi ăn để sẽ tốt hơn việc lột vỏ và ăn ngay. Tuy nhiên, vị hăng và cay của tỏi thường rất khó chịu khi ăn, nó tạo cảm giác nóng rát cổ họng đồng thời dễ gây hôi miệng. Cũng chính lý do này khiến nhiều người không muốn ăn tỏi hoặc tìm đến một giải pháp khác.

Ăn bột tỏi

Ngoài cách dùng tỏi sống, bạn có thể sử dụng bột tỏi như một giải pháp để bảo vệ sức khỏe và điều hòa huyết áp. Lượng bột tỏi cần thiết hàng ngày của cơ thể là từ 600mg đến 900mg, sử dụng điều độ có khả năng làm giảm nguy cơ tăng huyết áp đến 12%. Bạn có thể cho bột tỏi vào thực phẩm, pha chung với nước ấm và dùng như trà đều mang đến hiệu quả tích cực.

Lát tỏi trong xà lách

Trong trường hợp muốn dùng tỏi sống nhưng ngại cay đắng bạn có thể thái lát và trộn chung cùng xà lách, cà chua. Nhờ được dùng rau xanh, xà lách giảm hẳn được vị hăng, dễ ăn hơn và có thể ăn được nhiều hơn khi ăn không. Mẹo nhỏ không phải ai cũng biết là bạn nên cho vào món salad này một ít húng quế. Húng quế là khắc tinh mùi hôi của tỏi, nó có thể giúp bạn lưu giữ hơi thở mà không cần nhai kẹo cao su.

Trà tỏi

Một phương pháp khác để chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi chính là sử dụng trà tỏi hàng ngày. Bạn cần 3 tép tỏi cho vào một cốc nước sôi, đậy kín để chất tỏi hòa tan vào nước sau đó thêm ít mật ong và dùng. Với phương pháp này, bạn có thể chỉ dùng nước hoặc vớt tỏi để ăn để tăng cường hiệu quả.

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

Lưu ý khi chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi

Ăn tỏi vừa đủ

Thời gian tốt nhất để ăn tỏi là trong bữa ăn hoặc sau khi ăn no để các hoạt chất từ tỏi không ảnh hưởng đến dạ dày. Khi đói, nên tránh dùng tỏi nếu không muốn nôn mửa, chướng bụng hay tiêu chảy, tỏi có thể gây rối loạn hệ vi khuẩn ruột. Bên cạnh đó, chỉ nên ăn khoảng 10g tỏi mỗi lần tức từ 1 tép đến 2 tép, ăn quá nhiều rất dễ gây kích thích trực tiếp lên dạ dày hoặc gây ra các triệu chứng khó chịu khác.

Tình trạng nên tránh tỏi

Nên ăn từ 1 đến 2 tép tỏi trong mỗi bữa ăn

Đối với người dùng thuốc chống đông máu hoặc chống ngưng tập tiểu cầu nên tránh dùng tỏi có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết. Trong trường hợp sắp phẫu thuật, cần tránh dùng tỏi từ 7 đến 10 ngày trước đó, bởi các thành phần chứa trong tỏi có thể khiến vết phẫu thuật chảy máu kéo dài và khó lành hơn.

Bên cạnh đó, tỏi không nên dùng khi cho con bú, và dùng ít khi mắt yếu, thể trạng yếu. Tánh ăn tỏi chung với cá loại thịt động vật: chó, gà, mèo, trứng và cá trắm. Người có bệnh gan cần hạn chế dùng tỏi và không được đắp tỏi trực tiếp lên da hay vết thương.

Lời kết

Nói chung, chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi là giải pháp đơn giản, an toàn và hữu hiệu mà không gây ra tác dụng phụ với sức khỏe như các sản phẩm thuốc tây. Tuy nhiên, để sử dụng tỏi điều trị lâu ngày, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được cơ thể có thích hợp sử dụng hay không và nên sử dụng liều lượng ra sao. NESFACO thông tin đến bạn đọc!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button