Những cách chữa cao huyết áp bằng dâu tằm thường được áp dụng

Nếu như trước kia, khi nhắc đến dâu tằm, nhiều người chỉ liên tưởng đến các sản phẩm vải vóc thượng hạng, thì ngày nay nó còn được biết đến như một loại thảo dược mang đến nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Đúng vậy, với thành phần bao gồm lượng lớn vitamin, chất chống oxy hóa,…nhiều người đang tận dụng dâu tằm để bồi bổ sức khỏe. Trong đó, cách chữa cao huyết áp bằng dâu tằm dành được khá nhiều sự quan tâm, hãy cùng NESFACO tìm hiểu chi tiết hơn về giải pháp này thông qua nội dung sau.

Mục lục bài viết

Thành phần có lợi trong dâu tằm

NHỮNG CÁCH CHỮA CAO HUYẾT ÁP BẰNG DÂU TẰM
Dâu tằm chứa kali, chất chống oxy hóa hỗ trợ hạ huyết áp

Cây dâu hay cây dâu tằm thuộc họ Moraceae còn có nhiều cách gọi khác như dâu cang, mạy mọn, nằn phong, Morus alba L. Morus acidosa Giff. Có hơn 24 loại dâu tằm khác nhau nhưng hay gặp hơn cả bao gồm dâu tằm trắng, đen và đỏ. Trong đó, lá dâu chứa lượng lớn axit amin tự do cùng các protid, vitamin cũng như axit hữu cơ. Cành dâu cũng rất có lợi với hàm lượng chủ yếu là Mulberrin, cyclomulberrin, morin, dihydromorin, dihydrokaempferol và maclurin.

Ngoài ra, phần mang đến nhiều lợi ích hơn hết là quả dâu, thành phần chính có trong thịt quả gồm: flavonoid, isoquercetin, anthocyan, glucose, fructose, vitamin B1, vitamin C, vitamin E, vitamin K1, Kali, acid folic, acid folinicm vitamin C, tanin, protit và nhiều hợp chất acid hữu cơ cùng hàng loạt các chất chống oxy hóa.

Tác dụng của dâu tằm

Một số công dụng chính của dâu tằm

Với hàng loạt các dưỡng chất đi kèm, dâu tằm được sử dụng để hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Cụ thể:

  • Dùng lá dâu tằm kết hợp hoa Cúc, Liên Kiều, Hạnh Nhân, Bạc Hà và Cam Thảo giúp khắc phục tình trạng mồ hôi trộm.
  • Sử dụng kết hợp cành Dâu cùng Kê Huyết Đằng và Uy Linh Tiên sẽ hạn chế tình trạng đau nhức, sưng phù do viêm khớp cấp.
  • Vỏ rễ dâu tằm cùng Cam Tảo và Địa Cốt có tác dụng giảm ho, hen suyễn
  • Vỏ rễ dâu tằm cùng Gừng, Quýt, Phục Linh tăng cường kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng.
  • Lá dâu tằm sắc uống mỗi ngày giúp cải thiện giấc ngủ
  • Ăn quả dâu hoặc uống siro dâu ngăn chặn thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, giúp da dẻ hồng hào

Dâu tằm và bệnh cao huyết áp

Chữa cao huyết áp bằng dâu tằm hiệu quả không?

Theo Đông y, thảo dược dâu tằm có vị ngọt và đắng, mang tính hàn có tác dụng làm giảm nhanh chứng cao huyết áp, giúp ổn định sức khỏe. Người ta dùng vỏ trong rễ dâu tằm hoặc phần lá cây kết hợp với nước để tăng cường tính hạ huyết áp. Bên cạnh đó, những bài thuốc hoặc món ăn chứa thành phần dâu tằm thường giúp bồi bổ sức khỏe, bổ máu, giúp giảm lượng mỡ trong máu, giảm nguy cơ thừa cân, đái tháo đường giúp ngăn chặn tốt nguy cơ gây ra bệnh huyết áp.

Ngoài ra, chất chống oxy hóa resveratrol trong dâu tằm còn phòng chống xơ vữa mạch máu, ngăn chặn nguy cơ bệnh tim mạch. Không những thế, lượng vitamin khổng lồ cùng polyphenol, alkaloid, flavonoid, isoquercetin, quercetin, có trong dâu tằm có tác dụng tích cực trong việc giải tỏa căng thẳng, áp lực tinh thần. Liên tục bổ sung những chất chống oxy hóa trên cho phép cơ thể ngăn chặn tốt nhiều căn bệnh nguy hiểm cũng như các dấu hiệu lão hóa.…

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

Cách chữa cao huyết áp bằng dâu tằm

Cháo lá dâu

Cháo lá dâu dễ nấu, thích hợp người cao tuổi

Cháo lá dâu là món ăn ngon cho mọi lứa tuổi và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, với người thường bị tăng huyết áp do thói quen ăn mặn hoặc cao tuổi, cháo dâu tằm thích hợp để điều hòa huyết áp, ngăn chặn tình trạng tăng huyết áp đột ngột.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Lá dâu: 20g, nên chọn lá tươi, tránh lá quá già hoặc bị dập nát, rửa sạch
  • Trai: từ 3 đến 5 con tươi
  • Gạo: nên dùng gạo lứt thay vì gạo trắng để có nhiều thành phần khoáng chất, vitamin và chất xơ hơn.

Cách thực hiện

  • Lá dâu tằm rửa sạch cắt nhuyễn, trai rửa nhiều lần, chần sơ với nước muối sôi để loại bỏ vi khuẩn sau đó ướp gia vị vừa ăn.
  • Gạo lứt vo sạch, để ngâm qua đêm sau đó bắt lên bếp nấu đến khi nhừ thì cho, trai vào, đợi cháo sôi lại cho thêm lá dâu tằm vào đảo đều rồi tắt bếp là hoàn thành.

Nước dâu tằm

Sử dụng phần vỏ rễ dâu khoảng 20 gram, đây là bộ phận chứa nhiều hoạt chất có lợi cho bệnh cao huyết áp. Dùng nước rửa sạch nhiều lần phần rễ để loại bỏ đất cát và chất bẩn sau đó hãm với nước để uống liên tục mỗi ngày một lần.

Canh cá Diếc lá dâu

Canh cá Diếc lá dâu thơm ngon tốt cho bệnh huyết áp cao

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Lá dâu: 20g, nên chọn lá tươi, tránh lá quá già hoặc bị dập nát
  • Cá Diếc: 1 con, tươi sống càng tốt
  • Tỏi: 3 tép băm nhuyễn

Cách thực hiện

Lá dâu có thể để nguyên hoặc thái nhỏ tùy thích, cá làm sạch, cắt khúc, ướp chung một ít nước mắm và tiêu. Khử vài tép tỏi băm đến khi săn lại thì cho nước vào, đợi nước sôi tiếp tục cho cá, nêm nếm vừa ăn rồi cho lá dâu tằm vào, đợi sôi lại thì tắt bếp. Mỗi tuần nên ăn món canh cá Diếc vài lần để chữa cao huyết áp bằng dâu tằm hiệu quả.

Kết luận

Nói chung, chữa cao huyết áp bằng dâu tằm khá đơn giản và hữu hiệu, đây là một chọn lựa để bữa ăn của người mắc bệnh cao huyết áp thêm phong phú. Tuy nhiên, theo NESFACO, do chứa nhiều tanin nên người dùng cần tránh đụng dâu tằm trong dụng cụ bằng nhôm hay đồng. Đồng thời nên kết hợp chữa bệnh bằng những loại thảo dược thiên nhiên khác.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button