Bạn đã biết gì về cơ chế đông máu diễn ra trong cơ thể

Khi cơ thể có hiện tượng chảy máu chảy ra thì quá trình đông máu sẽ diễn ra giúp cơ thể cầm máu , không gây mất máu ra bên ngoài. Nếu vì 1 số vấn đề nào đó khiến quá trình đông máu không diễn ra sẽ gây ra 1 số ảnh hưởng rất nghiêm trọng và dẫn đến 1 số hậu quả đáng tiếc. Vậy cơ chế đông máu diễn ra trong cơ thể con người như thế nào? Ý nghĩa của nó ra sao? Mời bạn đọc quan tâm hãy cùng NESFACO tìm hiểu và khám phá qua bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết

Tìm hiểu về cơ chế đông máu là gì? Ý nghĩa của quá trình đông máu

Cơ chế đông máu là quá trình hình thành các cục máu đông được tập trung tại các vùng mô hay mạch máu bị tổn thương. Khi cơ thể con người bị tổn thương do bị chảy máu các tiểu cầu trong cơ thể sẽ phóng ra các yếu tố khởi khởi động quá trình đông máu diễn ra khiến vùng đó không bị chảy máu nữa.

Cơ chế đông máu
Cơ chế đông máu diễn ra khi cơ thể bị tổn thương

Cơ chế đông máu có ý nghĩa rất to lớn đối với cơ thể con người và đó là 1 cơ chế tự bảo vệ của con người. Việc cầm máu kịp thời sẽ giúp cơ thể không bị mất máu quá nhiều khi bị thương.

Rối loạn đông máu và các dấu hiệu nhận biết

Bạn đã từng nghe đến cụm từ rối loạn đông máu và cũng có thể bắt gặp ngoài đời thực. Vậy bạn đã thực sự biết rối loạn đông máu là gì chưa? Các dấu hiệu nhận biết của bệnh ra sao.

Rối loạn đông máu là hiện tượng gì

Rối loạn đông máu là 1 bệnh lý rất nguy hiểm gây ra hiện tượng chảy máu rất nhiều mà khó có thể đông lại được như bình thường. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này như: do thiếu protein trong máu, protein trong máu hoạt động không bình thường, cơ thể bị thiếu hụt các yếu tố đông máu hay yếu tố đông máu bất thường , hoặc tăng đông cũng là hiện tượng gây ra rối loạn đông máu.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn cơ chế đông máu

Rối loạn cơ chế đông máu có thể xảy ra ở bất ai, không phân biệt đối tượng nào cả. Khi cơ thể bị rối loạn đông máu sẽ có 1 số dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Thường xuyên xảy ra các hiện tượng như chảy máu cam, chảy máu chân răng,…
  • Gặp tình trạng chảy máu quá nhiều không thể tự cầm được sau khi nhổ răng, phẫu thuật hoặc bị chấn thương.
  • Chảy máu bất thường nhưng không biết rõ nguyên nhân như nào.
Cơ chế đông máu
Chảy máu không rõ nguyên nhân cũng là tình trạng của rối loạn cơ chế đông máu
  • Trên cơ thể xuất hiện các vết tụ máu không rõ nguyên nhân.
  • Ở phụ nữ kinh nguyệt kéo dài, chảy máu nhiều.
  • Người lúc nào cũng thấy mệt mỏi, da xanh xao, đau đầu,… do bị thiếu máu.
  • Xuất hiện các khối huyết, đây là dấu hiệu đặc trưng của hiện tượng tăng đông máu.

Các yếu tố tham gia vào cơ chế đông máu

Các yếu tố ảnh hưởng tham gia vào cơ chế đông máu bao gồm: I-Fibrinogen, II- Prothrombin, III- Thromboplastin mô, IV- Ca++, V-Proaccelerin, VII-Proconvertin, VIII- Antihemophilic A, IX- Antihemophilic B, X- Stuart, XI- Plasma Thromboplastin Antecedent (PTA), XII- Hageman, XIII – Fibrin Stabilizing Factor ( FSF).

Cơ chế đông máu
Có rất nhiều yếu tố tham gia vào cơ chế đông máu

Nếu phân loại theo chức năng thì các yếu tố trên được chia làm 2 nhóm. Nhóm 1 là các enzym hay tiền enzym được tổng hợp từ gan.  Các yếu tố này cần có vitamin K để tổng hợp từ gan như: Prothrombin, Proconvertin, Antihemophilic B, Stuart. Nhóm 2 thúc đẩy enzym phát triển bao gồm có proaccelerin, antihemophilic A, fibrinogen.

Còn dựa vào con đường đông máu thì được chia làm 3 nhóm:

  • Nhóm 1: các yếu tố chung cho con đường nội sinh và con đường ngoại sinh gồm Fibrinogen, Prothrombin, Ca++, Proaccelerin, Stuart, Fibrin Stabilizing Factor ( FSF).
  • Nhóm 2: Antihemophilic A, Antihemophilic B, Plasma Thromboplastin Antecedent (PTA), Hageman đây là các yếu tố của con đường nội sinh.
  • Nhóm 3: Proconvertin, Thromboplastin mô là yếu tố của con đường ngoại sinh.

Xét nghiệm đông máu là điều cần thiết để phát hiện bệnh lý

Mặc dù đã có những dấu hiệu nhận biết khi cơ thể bị rối loạn cơ chế đông máu nhưng điều đó cũng không thể biết chính xác được. Đó chỉ là tiền đề của các bệnh lý nguy hiểm sắp xảy ra hoặc đang diễn ra trên cơ thể thôi. Nếu muốn biết chính xác mình có bị rối loạn cơ chế đông máu hay không thì bạn lên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để làm các xét nghiệm tổng thể về máu. Qua các xét nghiệm máu của bác sĩ đưa ra thì bạn mới biết được kết quả chính xác được.

Ngoài ra khi bị rối loạn cơ chế đông máu thì người bệnh cũng cần phải biết cách phòng tránh để hạn chế tình trạng chảy máu nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên hạn chế vận động mạnh để đề phòng va đập gây chấn thương chảy máu, bổ sung các yếu tố đông máu bị thiếu hụt sớm để giảm thiểu các biến chứng lâu dài như biến dạng khớp, teo cơ,… và thường xuyên vệ sinh răng miệng, những cơ quan dễ chảy máu.

Tham khảo thêm:

Lời kết

Những chia sẻ ở trên đây đã giúp bạn hiểu được sự quan trọng của cơ chế đông máu. Việc xét nghiệm máu cũng giúp phát hiện ra những vấn đề bất thường về quá trình đông máu. Hy vọng với thông tin trên sẽ thực sự bổ ích đối với bạn và nếu còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi. NESFACO luôn là người bạn tin tưởng nhất đối với tất cả mọi người.

CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO

  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: https://ondinhtieuduong.com
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button