Hiện nay, trẻ sơ sinh sau khi sinh ra thường mắc phải rất nhiều bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Một trong những căn bệnh mà chúng tôi muốn nhắc đến đó là bệnh còn ống động mạch. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về bệnh này cũng như nguyên nhân và cách điều trị ra sao. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này hãy cùng Nesfaco tìm lời giải đáp qua bài viết sau.
Mục lục bài viết
Tìm hiểu về bệnh còn ống động mạch là gì?
Còn ống động mạch có tên tiếng Anh là Patent ductus arteriosus viết tắt là PDA. Đây là một tình trạng xuất hiện thêm một mạch máu nữa ở trẻ nhỏ trước hoặc ngay sau khi sinh. Ở những đứa trẻ bình thường, PDA sẽ tự co lại và đóng trong vài ngay sau sinh. Tuy nhiên, nếu ống động mạch mở quá lâu sẽ khiến cho máu chảy thêm vào phổi.
Tình trạng bị PDA này thường sẽ xuất hiện ở những trẻ sơ sinh bị sinh non, nhất là đối với những trẻ có bệnh phổi. Đối với những trường hợp này, thông thường bác sĩ sẽ tiến hành đóng ống động mạch.
Đôi nét về bệnh Còn Ống Động mạch (PDA)
Để có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh và những triệu chứng dễ phát hiện nhất để có thêm kinh nghiệm nhé. Cụ thể:
Nguyên nhân dẫn đến bệnh Patent ductus arteriosus – PDA
Nắm được nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp cho bác sĩ có được hướng điều trị tốt nhất. Đồng thời cũng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về căn bệnh này:
- Sau khi sinh, sự bão hòa oxy trong tuần hoàn hệ thống tăng lên sẽ là yếu tố mạnh nhất khiến kích thích co các cơ trơn của ống động mạch, từ đó gây ra hiện tượng đóng ống. Thông thường, trẻ sinh thiếu tháng sẽ có sự đáp ứng co cơ trơn của ống động mạch với oxy kém hơn trẻ sinh đủ tháng. Do đó, trẻ sinh thiếu sáng sẽ có nguy cơ bị còn ống động mạch hơn.
- Một số trẻ bị suy hô hấp sơ sinh cũng sẽ khiến cho ống động mạch khó đóng lại.
- Ngoài ra còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng nữa là do Prostaglandin E2 (PGE2). Được biết, sau sinh chất Prostaglandin E2 sẽ giảm đi trong máu khiến cho ống động mạch bị co và đóng lại. Nhưng có nhiều bệnh lý phổi ở trẻ sơ sinh lại làm giảm thải trừ PGE2 làm tăng nguy cơ bị Patent ductus arteriosus – PDA
Triệu chứng của bệnh Patent ductus arteriosus – PDA
Để có thể phát hiện và điều bị bệnh kịp thời, việc nắm được các triệu chứng rất quan trọng. Dưới đây là một số triệu chứng về bệnh còn ống động mạch bạn có thể tham khảo:
- Trẻ từ 3 – 6 tuần tuổi, trẻ thường sẽ có biểu hiện thở nhanh, ra nhiều mồ hôi, bú khó khăn, ăn ít và giảm cân.
- Trẻ còn xuất hiện tình trạng bị ho khan, viêm phổi hoặc viêm đường hô hấp dưới.
- Nếu ống động mạch nhỏ, có thể sẽ không phát hiện được cho tới khi lớn, chỉ tình cờ phát hiện khi có tiếng thổi ở tim.
- Đối với người trưởng thành sẽ phát hiện khi đi khám vì xuất hiện triệu chứng suy tim (khó thở khi làm việc nặng, có những cơn khó thở về đêm…) và bị rối loạn nhịp tim.
Cách điều trị bệnh Còn ống động mạch – PDA như thế nào?
Điều trị nhanh chóng sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của người bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, cách điều trị bệnh PDA sẽ khác nhau bởi còn phụ thuộc vào từng độ tuổi của trẻ. Cụ thể:
Theo dõi bệnh
Đối với trẻ sinh non, ống động mạch thông thường sẽ tự động dù thời gian lâu hơn bình thường. Do đó, bác sĩ sẽ cần phải thường xuyên kiểm tra tim của bé để luôn chắc chắn ống động mạch đóng chính xác nhất.
Đối với trẻ nhỏ sinh đủ tháng hoặc những người có PDA nhỏ, bác sĩ cũng cần phải theo dõi bệnh nhưng sẽ không cần phải điều trị.
Sử dụng thuốc
Đối với PDA ở trẻ sinh non, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng viêm không steroid: ibuprofen hoặc indomethacin để đóng ống động mạch. Các thuốc này sẽ giúp chặn các chất giống hormone trong cơ thể làm cho ống động mạch mở.
Thực hiện phẫu thuật
Phẫu thuật gần như là các cuối cùng để điều trị nếu như dùng thuốc không có hiệu quả và tình trạng bệnh nghiệm trọng hơn. Sau khi phẫu thuật, trẻ sẽ cần phải ở lại bệnh viện để theo dõi. Ngoài ra, việc phẫu thuật cũng có thể sẽ được thực hiện ở người lớn khi mắc một số bệnh do PDA gây ra. Nhưng sẽ gặp một số rủi ro khi làm phẫu thuật như: khàn giọng, chảy máu, nhiễm trùng, liệt cơ hoành.
Tham khảo thêm:
- Tất tần tật các thông tin về bệnh hở van động mạch chủ
- Cách nhận biết triệu chứng bệnh mạch vành và cách điều trị
Lời kết
Bệnh còn ống động mạch chủ yếu được phát hiện ở trẻ sơ sinh, nhất là đối với những trẻ sinh thiếu tháng. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể khắc phục một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn trong vấn đề bệnh của trẻ sơ sinh. Nếu còn điều gì thắc mắc xin liên hệ nhanh với Nesfaco theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời.
CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: https://ondinhtieuduong.com
- Email: info@nesfaco.com