Rạn, nứt xương là gì? Dấu hiệu nứt xương như thế nào? Chứng bệnh này có gây nguy hiểm không? Đây chắc chắn là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Tình trạng nứt xương kéo dài dễ dẫn đến gãy xương và gây ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của bạn. Khi tuổi tác càng cao, xương dễ gãy và giòn hơn nên nếu xuất hiện việc bị nứt xương sẽ rất nguy hiểm. Vậy hãy cùng Nesfaco tìm hiểu thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Rạn, nứt xương là gì?
Rạn, nứt xương là gì? Đây thực chất là một dạng gãy xương nhưng gãy xương kín. Tuy nhiên, việc gãy xương này không có di lệch, xương chưa bị tách ra khỏi chiều dọc hay chiều ngang hoặc nhô lên ngoài da. Nứt xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào trên cơ thể khi có tác động lực mạnh từ bên ngoài vào.
Rạn, nứt xương là hiện tượng gãy xương kín
Theo chuyên gia sơ cứu xương người Australia – Tony Coffey chia sẻ:
“Xương được bọc kiên cố với các tế bào canxi và có phần lõi tủy mềm, nơi các tế bào máu được sản sinh. Một thanh xương bị nứt – rạn khi có lực mạnh tác động quá sức chịu đựng của xương và đi kèm với xương là các bó cơ, gân, dây chằng, dây thần kinh và các mạch máu đều bị ảnh hưởng khi một đoạn xương gặp tai nạn rạn, nứt”.
>>> Xem ngay: Ăn gì để giảm đau xương khớp hiệu quả?
Dấu hiệu nứt xương bạn cần biết
Dấu hiệu nứt xương như thế nào? Nếu không may bị nứt xương bạn chắc chắn sẽ thấy có triệu chứng đau và hầu hết mọi người đều có. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nứt xương kín đáo, dấu hiệu nứt xương có thể không đau mà chỉ xuất hiện cảm giác đau khi vận động, sờ, nắn.
Dấu hiệu nứt xương thông thường là đau nhức
Việc rạn, nứt xương sẽ khiến bạn bị hạn chế vận động và mất hoàn toàn khả năng vận đậu ở vị trí nứt xương. Nếu vị trí xương nứt nhiều tại xương đùi, xương chậu, xương sọ não,… hay đa chấn thương bệnh nhân dễ bị sốc. Tại vị trí xương bị nứt bạn sẽ thấy có hiện tượng sưng to, bầm tím, biến dạng,…
Để nhận biết dấu hiệu nứt xương bạn nên tiến hành chụp X – quang. Từ đó, các bác sĩ sẽ dễ dàng chuẩn đoán tình trạng trạng nứt xương xuất hiện. Trên phim ảnh bạn sẽ thấy rõ vị trí xương nứt, xương có bị di lệch hay không. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo đạt được hiệu quả như mong muốn.
>>> Xem ngay: Viêm khớp chườm nóng hay lạnh? Lưu ý khi chườm nóng và chườm lạnh.
Nứt xương có nguy hiểm không?
Bạn đã biết dấu hiệu nứt xương như thế nào, vậy nứt xương có nguy hiểm vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi? Trên thực tế, nức xương được chia thành 2 mức độ đó là mức nhẹ và mức độ nặng. Khi nứt xương thể nhẹ, hệ thống xương khớp có thể chủ động chữa lành qua một khoảng thời gian nhất định với điều kiện bạn không gây ra hoạt động mạnh hay tổn thương ở vị trí nứt xương.
Ngược lại, nứt xương ở mức độ nặng sẽ nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Ở mức độ này, nứt xương nặng tương đương với việc gãy xương. Nếu bạn không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng không tốt. Đồng thời làm giảm khả năng hoạt động của vị trí xương đó. Nếu kéo dài tình trạng này dễ khiến mất đi chức năng hoạt động của xương.
Khi bị nứt xương, bạn nên đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện
Quá trình hồi phục sau nứt xương
Mặc dù nứt xương là thể nhẹ hơn gãy xương nhưng cũng cần quá trình hồi phục nhất định. Các giai đoạn trong quá trình hồi phục nứt xương như sau:
Giai đoạn đầu: Pha viêm
Xuất hiện sớm và ngay sau khi bị nứt thường kéo dài 3 tuần. Tại vị trí xương nứt, nguyên bào hình thành và tạo ra collagen. Để giúp cho quá trình liền xương và hạn chế di chứng không mong muốn, bạn nên thực hiện biện pháp như sau:
- Bất động hoàn toàn vị trí xương: Dùng nẹp bột, máng bột, đai cố định hay nẹp bằng kim loại để cố định vị trí xương. Nếu vị trí xương nứt là xương lớn, xương đùi, xương chậu,… cần phải bó bột, dùng đai cố định hoặc phẫu thuật kết hợp xương.
- Xử lý tốt vị trí vết thương để tránh nhiễm trùng.
- Phục hồi mạch máu bị tổn thương.
Giai đoạn tạo can xương
Can xương mềm được tạo ra nhờ sự biến đổ tổ chức hạt sang tổ chức canxi. Can xương mềm tiếp tục pha st triển, lắng đọng canxi tạo môi trường cho tế bào gốc và biến đổi nguyên bào xương.
>>> Xem ngay: Tiểu Đường Cần Hiểu Thật Rõ Để Điều Trị Bệnh Hiệu Quả.
Giai đoạn sửa chữa hình thể can xương
Quá trình này kéo dài từ một đến vài năm để trả lại ch xương cấu trúc tổ chức học của nó. . Trong giai đoạn này để tăng tái tạo xương và phát triển sụn cần bổ sung:
- Canxi
- Vitamin D
- Collagen
- Magie, kẽm, đồng, mangan,…
Chú ý băng bó và cố định vị trí xương bị rạn
Giai đoạn hồi phục
Đây là giai đoạn cuối cùng để xương hoàn thiện và đảm bảo chức năng hoạt động. Chú ý tập luyện thể dục thể thao để gia tăng độ bền chắc cho xương khớp.
Trên đây, bạn đã biết dấu hiệu nứt xương và thông tin cần thiết liên quan đến nứt, rạn xương. Đây là chứng bệnh nguy hiểm dễ trở nặng nên bạn cần chú ý thăm khám và điều trị kịp thời.