Khó Thở, Đau Tức Ngực Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

Bạn hay người thân có đang gặp phải những cơ đau tức ngực hay không? Nếu không phải do va đập hay do cảm xúc thay đổi đột ngột thì hãy nghĩ ngay đến những bệnh về tim mạch. Đó thường là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ bệnh tật và biến chứng khó lường. Vậy bạn đã biết đau tức ngực là dấu hiệu của bệnh gì chưa, đồng hành cùng ondinhtieuduong.com để biết thêm thông tin trong bài viết sau nhé!

Mục lục bài viết

Đau tức ngực diễn ra như thếnào?

Để tìm hiểu về tức ngực là dấu hiệu của bệnh gì thì bạn cần xem xét triệu chứng này diễn ra như thế nào và ai có thể mắc phải nhé! Triệu chứng bị tức ngực khó thở là cảm giác mà nhiều người bệnh cảm nhận được. Những cơn đau thường nằm ở giữa ngực hoặc lệch về bên trái – vị trí của tim trong lồng ngực. 

Cảm giác đau tức này giống như có một vật chèn ép, đè mạnh lên ngực, đôi khi đi cùng với những triệu chứng hồi hộp, vã mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn và khó thở. Một số người còn bị đau lan đến cổ, vai – cánh tay, quai hàm. Mỗi cơn đau thường kéo dài hơn 1 phút, có thể đau lặp lại và thay đổi cường độ. 

Đau tức ngực thường diễn ra ngắt quãng, không liên tục
Đau tức ngực thường diễn ra ngắt quãng, không liên tục

Với dấu hiệu và vị trí xuất hiện cơ đau thì có thể nghĩ ngay tới vấn đề tắc nghẽn mạch máu nuôi tim. Nếu tình trạng đau tức ngực kéo dài có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột tử. Những cơn đau tức ngực có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, nó thường tập trung vào những đối tượng sau đây:

  • Những người lớn tuổi dễ bị xơ vữa động mạch; hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa, bao gồm cả trung niên và cao niên. 
  • Người có bệnh lý nền như cao huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, mắc bệnh thận mạn tính, bệnh mạch vành. 
  • Người bị béo phì, có lối sống thiếu lành mạnh như lười vận động, sử dụng thuốc kích thích.
  • Người có tiền sử gia đình từng bị mắc các bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim, thiếu máu lên não,…

XEM NGAY:

Nguyên nhân của triệu chứng đau tức ngực 

Với rất nhiều đối tượng có thể mắc chứng tức ngực như trên, vậy tức ngực là dấu hiệu của bệnh gì?tức ngực là nguyên nhân gì thì bạn cũng nên xem xét xem cơ quan, bệnh tật nào gây ra triệu chứng này thì mức độ ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau. Bởi lồng ngực là nơi bao chứa nhiều nội tạng quan trọng của cơ thể, chỉ cần một tổn thương nhỏ cũng có thể khiến đau tức ngực. 

Nguyên nhân liên quan đến tim

Một số bệnh tật liên quan đến hệ tim mạch điển hình sau đây có thể xuất hiện đau tức ngực:

  • Đau tim: Số cơn đau tức ngực đáng kể sẽ xảy ra khi một hoặc  một vài động mạch chủ bị tắc nghẽn do có cục máu đông ngăn chặn.
  • Đau thắt ngực (Angina): Cảm giác tức ngực như đang bị chèn ép nhưng không gây tổn thương vĩnh viễn cho mô tim. Thành mạch máu bị các mảng cholesterol cứng bám, làm thu hẹp đường lưu thông máu.
  • Bóc tách động mạch chủ: Cơn đau tức thường đột ngột và dữ dội liên tục, kèm theo khó thở. Nguyên nhân là do phình động mạch chủ, phát triển như biến chứng của cao huyết áp, gây ra các vết rách bên trong lớp thành động mạch khiến máu rò rỉ ra ngoài.
  • Co thắt mạch vành (Prinzmetal): Các động mạch bị co thắt lại, tạm ngưng lưu thông máu qua vị trí co thắt. 
  • Viêm màng ngoài tim: Khi màng ngoài tim bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn sẽ tạo những túi nước mỏng bao quanh tim gây đau giữa ngực hoặc bên trái.
Đau tức ngực còn là tiếng còi báo động của căn bệnh viêm màng ngoài tim
Đau tức ngực còn là tiếng còi báo động của căn bệnh viêm màng ngoài tim

Nguyên nhân do hệ tiêu hóa

Những tác động từ hệ tiêu hóa cũng có thể gây tức ngực như:

  • Ợ nóng: Khi dùng nhiều thực phẩm cay nóng, tác dụng phụ của thuốc cũng gây đau tức ngực và bụng, nôn ra máu hoặc phân đen.
  •  Co thắt thực quản: Các cơn co thắt thực quản khiến khó nuốt thức ăn, bị nghẹn ứ cũng làm ảnh hưởng đến ngực.
  • Thoát vị hoành: Một phần dạ dày khi bị trượt lên trên cơ hoành, ra khỏi khoang bụng và lên khoang ngực, chèn ép làm đau tức ngực, đặc biệt là sau khi ăn.
  • Sỏi mật, viêm túi mật hoặc viêm tuyến tụy: Tức ngực xảy ra đồng thời khi bị đau vùng bụng.
Tức ngực còn là tiếng còi báo động của hệ tiêu hóa đang trong trạng thái mất ổn định
Tức ngực còn là tiếng còi báo động của hệ tiêu hóa đang trong trạng thái mất ổn định

Nguyên nhân do xương – cơ bắp

Một số nguyên nhân do xương và cơ bắp như:

  • Viêm sụn sườn (hội chứng Tietze): Các sụn của khung xương sườn gắn vào xương ức bị viêm gây đau ngực.
  • Đau cơ: Những người mắc bệnh đau xơ cơ dai dẳng, hoặc bị tổn thương gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau cơ ngực.

Một vài nguyên nhân phổ biến khác

  • Thuyên tắc phổi: Máu đông dẫn đến tắc động mạch phổi, thường gây nhầm lẫn với bệnh tim mạch. 
  • Viêm màng phổi: Khi màng phổi bị viêm thì một cơn ho, hắt hơi, hít vào cũng khiến toàn bộ vùng lưng, ngực bị tác động. 
  • Ngoài ra, các cơn tức ngực thường xuyên cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh ung thư đã di căn, lan rộng từ một bộ phận cơ thể khác. 
Bạn cần nằm thư giãn trong tư thế sát chết và hít thở sâu để giảm cơn đau tức ngực
Bạn cần nằm thư giãn trong tư thế sát chết và hít thở sâu để giảm cơn đau tức ngực

Bạn cần làm gì khi thường xuyên bị đau tức ngực?

Câu trả lời cho tức ngực là dấu hiệu của bệnh gì có lẽ đã giúp bạn nhận thức rõ hơn về mức độ nguy hại của triệu chứng này. Điều đầu tiên bạn cần làm nếu mức độ đau tức vẫn còn trong giới hạn chịu đựng, không quá nguy cấp là phải nghỉ ngơi, dừng mọi hoạt động nặng nhọc đang làm và hít thở thật sâu. 

Khi các cơn đau xuất hiện thường xuyên thì cần khám tổng quát để phát hiện chính xác bệnh tật và có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu cơn đau tức ngực đột ngột xuất hiện và tăng cường độ hơn, kèm theo nhiều triệu chứng nghiêm trọng thì hãy gọi ngay cấp cứu, hoặc gọi điện và làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Có thể dùng thuốc hỗ trợ có sẵn nếu đã được tư vấn từ trước như thuốc giãn mạch giúp dịu cơn đau từ từ. 

Bên cạnh đó, để duy trì sức khỏe ổn định, hạn chế mắc các bệnh tật gây tức ngực thì áp dụng một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng. Không nên để bản thân rơi vào lo lắng quá mức, cảm xúc thất thường, bi quan, muộn phiền hay quá nóng giận. 

Và ondinhtieuduong.com muốn giới thiệu đến bạn một giải pháp tăng cường sức khỏe, đặc biệt tốt cho tim mạch, các bệnh huyết áp – bệnh tật chủ yếu gây ra những cơn tức ngực là Apharin. Apharin dành cho rất nhiều đối tượng đều có thể sử dụng được như: người huyết áp cao, rối loạn tiền đình, người hay hồi hộp, tức ngực, mất ngủ, người bị thiếu máu cơ tim,…

Kết luận

Tóm lại, ondinhtieuduong.com đã chỉ ra cho bạn những thông tin cần biết về tức ngực là dấu hiệu của bệnh gì. Mỗi triệu chứng bất thường đều là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật của cơ thể. Vì vậy, hãy đi khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button