Đo mật độ xương là gì? Các phương pháp đo mật độ xương phổ biến hiện nay gồm những phương pháp nào? Việc xét nghiệm mật độ xương giúp bạn có thể dự phòng và phát hiện bệnh loãng xương để có được cách thức điều trị bệnh phù hợp tránh dẫn đến hậu quả không mong muốn. Để biết thêm chi tiết về việc xét nghiệm mật độ xương hãy cùng Nesfaco tìm hiểu thông tin hữu ích ngay dưới đây.
Mục lục bài viết
Đo mật độ xương là gì?
Đo mật độ xương là gì? Đo mật độ xương hay đo loãng xương có tên tiếng Anh là Bone Mineral Density – BMD. Kỹ thuật đo này sử dụng tia X hoặc hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA hay DXA) hoặc chụp CT. Thông qua những kỹ thuật này bạn có thể xác định hàm lượng canxi và khoáng chất có trong xương. Đo mật độ xương được thực hiện ở các khu vực sau:
- Cột sống
- Xương hông
- Xương cẳng tay
- Xương cẳng chân
Đo mật độ xương là gì?
Bên cạnh đó, qua các thông số kỹ thuật đo mật độ xương, bạn sẽ biết được bản thân có rơi vào tình trạng bị giảm khối lượng xương hay không. Nếu chẳng may mắc phải, hệ thống xương của bạn sẽ trở nên giòn và dễ gãy hơn so với bình thường.
>>> Xem ngay: 3 nguyên nhân đau mỏi vai gáy mà bạn nên biết.
Các phương pháp đo mật độ xương phổ biến hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp đo mật độ xương cho bạn lựa chọn. Phương pháp phổ biến như sau:
Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA
DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry) hiện là phương pháp được sử dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay. Việc xét nghiệm này chỉ cầu chiếu tia X ít hơn là chụp X quang phổi. Độ chính xác của phương pháp DEXA dao động từ 85% – 99%.
Phương pháp đo này sử dụng máy đo DEXA được thực hiện chính trên hai khu vực là háng và cột sống. Loãng xương gây ảnh hưởng đến tất cả hệ thống xương cơ thể. Vì vậy, đo mật độ xương ở 1 vị trí nhất định sẽ dự báo được gãy xương ở các vị trí khác.
Phương pháp DEXA là phương pháp phổ biến, tỷ lệ chính xác lên đến 85% – 99%
Nhìn chung quét DXA được thực hiện ở háng. Trong đó, bao gồm 1 khu vực ở xương đùi gọi là tam giác Ward và đốt sống. Quá trình quét sẽ mất khoảng 10 – 20 phút.
>>> Xem ngay: 5 cách chữa viêm đau khớp gối dân gian tại nhà.
Phương pháp đo mật độ xương bằng siêu âm
Siêu âm là phương pháp đo mật độ xương khá mới hiện nay. Phương pháp này không đòi hỏi có nguồn phóng xạ. Nguyên tắc đo được thực hiện đơn giản: Chiếu chùm tia siêu âm hướng trực tiếp vào vùng sẽ đo. Khi đó, sự hấp thụ sóng âm cho phép đánh giá mật độ xương.
Phương pháp này thường được sử dụng đo mật độ xương gót. Đây là vị trí xương ngoài vi duy nhất để đánh giá nguy cơ loãng xương. Mặc dù vậy, kết quả phương pháp đo này không chính xác bằng các phương pháp khác.
Tiếp đó, bộ phận biến âm của máy phát và nhận sóng siêu âm đi qua xương gót. Từ tín hiệu này, máy sẽ đưa ra 3 thông số siêu âm:
- Tốc độ lan truyền âm SOS (Speed Of Sound – SOS)
- Mức độ giảm diêu âm dải rộng BUA (Broadband Ultrasound Attentuation – BUA)
- Chỉ số định lượng siêu âm Stiffnesss
Thông qua đó, hệ thống phần mềm sẽ tự động tính mật độ xương. Mặc dù vậy, do sự thay đổi mật độ xương ở gót chậm hơn so với các vị trí xương khác nên việc chuẩn đoán không mang tỷ lệ chính xác cao mà chỉ dùng để tầm soát.
Có khá nhiều phương pháp đo loãng xương cho bạn lựa chọn
Ngoài ra, còn một số phương pháp khác để đo mật độ xương như:
- Sinh hóa lâm sàng
- Sinh thiết xương mào chậu
- Đồng vị phóng xạ
- Cộng hưởng từ (MRI)
Mỗi phương pháp đo mật độ xương đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, phương pháp đo DEXA vẫn là phổ biến nhất với độ chính xác cao.
>>> Xem ngay: Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn thịt bò?
Ai nên tiến hành đo mật độ xương?
Những ai nên tiến hành đo mật độ xương? Thực ra, việc tiến hành đo mật độ cần thiết cho tất cả mọi người để biết rõ tình trạng hệ thống xương cơ thể. Tuy nhiên, một vài đối tượng nhất định phải thực hiện đo mật độ xương như sau:
- Người kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ có BMI < 19
- Người bị còi xương, suy dinh dưỡng
- Người có chế độ ăn thiếu protein, thiếu canxi hoặc tỷ lệ canxi/ phot-pho trong chế độ ăn không hợp lý
- Người bị thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D,…
Những đối tượng này thường có khối lượng xương ở tuổi trưởng thành thấp. Hơn là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến bệnh loãng xương.
Hầu hết mọi người đều nên tiến hành đo mật độ xương khớp
Ngoài ra, những đối tượng sau nên đi đo mật độ xương:
- Người có tiền sử gia đình cha/ mẹ bị loãng xương
- Ít hoạt động thể lực, bất động quá lâu do bệnh hoặc do nghề nghiệp
- Sử dụng nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá,… chất kích thích
- Mặc phải các căn bệnh như cường tuyến giác, cường tuyến vỏ thượng thận, thiểu năng tuyến sinh dụng,…
Nhìn chung, đo mật độ xương là việc làm bạn nên thực hiện để biết rõ tình trạng sức khỏe bản thân. Bạn nên tiến hành càng sớm càng tốt để có thể điều trị kịp thời nếu không may bị loãng xương hay các chứng bệnh khác.