Độ nhớt của máu chủ yếu được quyết định bởi hồng cầu và thành phần protein trong huyết tương. Việc đo chỉ số này rất có giá trị để đánh giá các bệnh lý về huyết khối. Vậy trên thực tế độ quánh/độ nhớt của máu là gì? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng ondinhtieuduong.com tìm lời giải đáp cụ thể cho vấn đề này bạn nhé.
Mục lục bài viết
Độ quánh/độ nhớt của máu là gì?
Máu là một loại mô lỏng màu đỏ, có vị mặn. Nó được hình thành cùng với hệ mạch và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động sống của các cơ quan. Mô máu gồm: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và dịch ngoại bào là huyết tương. Máu được lưu thông trong các tĩnh mạch, động mạch với chức năng bảo vệ, bài tiết, điều hòa và dinh dưỡng.
Trên thực tế, máu có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp, vận chuyển O2 từ phổi tới các tế bào và mô. Đồng thời đưa CO2 từ các tế bào tới phổi để đào thải ra ngoài. Nhờ có bạch cầu, kháng thể và hệ thống đệm, máu sẽ tham gia vào điều hòa các chức năng và quá trình hóa học của cơ thể. Bên cạnh đó, nó cũng duy trì áp suất thẩm thấu và thăng bằng kiềm toan.
Vậy độ quánh/độ nhớt của máu là gì? Độ nhớt của máu là một trong những tính chất lý hóa đặc trưng cùng với tỷ trọng và áp suất thẩm thấu. Nó sẽ gấp 4-6 lần độ nhớt của nước và phụ thuộc chủ yếu vào số lượng hồng cầu. Nếu đột nhớt máu tăng cao thì màu sẽ không thể chảy tự do trong động máu. Từ đó lưu lượng máu đến các cơ quan nội tạng cũng bị suy giảm.
Độ nhớt tiêu chuẩn của máu trong cơ thể
Các chuyên gia y tế cho biết, bình thường độ nhớt của máu sẽ có giá trị là 2.3 – 4.1 centipoise khi cơ thể ở 37 độ C. Mức độ này có thể tăng lên trong trường hợp chúng ta bị mất nước do tiêu chảy, lao động quá sức khiến mồ hôi đổ nhiều, cảm đột ngột… Trường hợp mất quá nhiều nước không chỉ thay đổi đột nhớt mà còn làm giảm huyết áp và mất cân bằng các thành phần nội môi.
Thực tế, độ nhớt của máu trong cơ thể người sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau có thể kể đến như:
Số lượng tế bào và mức độ cô đặc máu
Tình trạng đa hồng cầu, tăng tiểu cầu hay tăng nhanh số lượng bạch cầu đều có thể làm độ nhớt của máu lên cao. Bên cạnh đó, mức độ cô đặc máu cũng thường đi kèm với việc tăng độ quánh cho máu.
Khả năng biến dạng của hồng cầu
Mao mạch có đường kính trung bình là < 5 μ và hồng cầu là 7- 8 μ. Do đó, hồng cầu cần thay đổi hình dạng để thích nghi và đi qua các mao mạch ngoại vi. Bệnh lý làm biến dạng hồng cầu thường gặp nhất là thiếu máu hồng cầu hình liềm đi kèm với việc khả năng thay đổi hình dạng kém và tăng độ nhớt của máu.
Khả năng kết tập của hồng cầu
Các protein ngưng tập có thể kết nối hồng cầu lại với nhau để tạo nên những cuộn hồng cầu là fibrinogen globulin, lipoprotein với tỷ trọng thấp. Việc tập kết hồng cầu như thế này sẽ ngăn cả dòng chảy và tăng độ nhớt của máu.
Độ nhớt huyết tương
Khi cơ thể chúng ta tăng lượng protein có trọng lượng phân tử cao thì cũng sẽ làm độ nhớt của huyết tương và độ nhớt máu lên mức độ cao hơn. Không những thế, các protein này còn hình thành một số cuộn hồng cầu và dễ có nguy cơ hình thành nên biến chứng huyết khối.
Lợi ích của việc xét nghiệm đo độ nhớt máu
Hiện nay có rất nhiều bệnh lý đi kèm với biến chứng huyết khối và tình trạng tăng độ nhớt trong máu, tăng mức độ tập kết hay giảm khả năng thay đổi hình dạng của hồng cầu. Điển hình như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp hay tăng lipid máu. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào chẩn đoán lâm sàng chúng ta rất khó để xác định nguyên nhân cũng như mức độ bệnh.
Do đó, việc xét nghiệm đo độ nhớt máu có giá trị vô cùng lớn trong việc đánh giá các bệnh lý huyết khối. Nhất là đối với những người mắc chứng tăng cholesterol, đa hồng cầu, đái tháo đường, huyết áp tăng, viêm động mạch chi dưới và tăng gammaglobulin máu… Kết quả xét nghiệm sẽ phát hiện chính xác các vấn đề liên quan đến bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Sau khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc nên dùng, chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp với từng bệnh nhân. Nhờ đó, độ nhớt máu và bệnh lý đi kèm có thể nhanh chóng được cải thiện một cách hiệu quả.
Lời kết
Trên đây là những thông tin chia sẻ của ondinhtieuduong.com giúp các bạn giải đáp thắc mắc độ quánh/độ nhớt của máu là gì. Có thể thấy rằng máu đảm nhận rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Độ nhớt của máu là một trong những tính chất lý hóa quan trọng được quyết định bởi hồng cầu và thành phần protein trong huyết tương. Do đó, khi muốn chẩn đoán các bệnh lý huyết khối bạn nên làm xét nghiệm đo độ nhớt máu để xác định chính xác tình trạng sức khỏe.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
- Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
- Website:Nesfaco.com
- Email:info@nesfaco.com