Đơn vị đo huyết áp và những điều quan trọng cần chú ý

Huyết áp cũng như bệnh huyết áp thường là những điều khá quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Rất nhiều người hay cho rằng, mình bị huyết áp cao hoặc hạ huyết áp. Song, không phải ai cũng biết chính xác, rõ ràng huyết áp là gì? Đơn vị đo huyết áp thể hiện như thế nào mới cho thấy bạn bình thường và khỏe mạnh? Nếu bạn đang quan tâm nhiều vấn đề liên quan đến huyết áp, có nhu cầu tìm hiểu để có kiến thức phòng ngừa bệnh tật, thì nội dung bài viết mà ondinhtieuduong.com gửi đến bên dưới sẽ là thông tin hữu ích mà bạn đang cần.

Mục lục bài viết

Giới thiệu tổng quát về huyết áp và đơn vị đo huyết áp

Trong phần này, ondinhtieuduong.com sẽ giới thiệu đến bạn khái niệm huyết áp là gì và cách đọc đơn vị đo huyết áp như thế nào cho đúng.

Khái niệm huyết áp là gì?

Huyết áp là tình trạng co bóp của tim gây áp lực tác động lên thành động mạch để tạo nên động lực đưa máu từ tim tới các vị trí khác trên cơ thể. Qua đó, máu sẽ đến nơi cần thiết nhằm nuôi dưỡng các mô tế bào, đồng thời duy trì và phát triển sự sống. 

Cách đọc đơn vị đo huyết áp 

Đơn vị đo huyết áp thường được tính bằng mi-li-mét thủy ngân, viết tắt là mmHg. Trạng thái của tim được đo bằng 2 chỉ số từ huyết áp tâm thu đến huyết áp tâm trương.

Huyết áp tâm thu là chỉ số huyết áp đo được khi tim đang ở trạng thái co bóp. Cụ thể, lúc này, áp lực của máu tác động tới thành mạch có mức độ cao nhất. Khi đo huyết áp, chỉ số của huyết áp tâm thu thường hiển thị ở phía trên và luôn cao hơn so với chỉ số phía dưới.

Ngược lại, huyết áp tâm trương là chỉ số được đo khi  tim đang trong tình trạng giãn ra, áp lực của máu tác động tới thành mạch có mức độ tối thiểu. Đương nhiên, như đã nói ở trên, huyết áp tâm trương sẽ có mức chỉ số thấp hơn so với huyết áp tâm thu và sẽ được biểu thị ở phía dưới khi bạn thực hiện đo huyết áp.

Đơn vị đo huyết áp là mm Hg - Đọc là mi-li-mét thủy ngân
Đơn vị đo huyết áp là mm Hg – Đọc là mi-li-mét thủy ngân

Chỉ số huyết áp của người trưởng thành bình thường là bao nhiêu?

Để biết chính xác huyết áp như thế nào là bình thường, người ta dựa vào 2 chỉ số đo huyết áp vừa nói trên là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Tức là, bạn cần phải đo áp lực tim ở cả 2 trạng thái co bóp và giãn nở. Cụ thể, bác sĩ sẽ căn cứ vào khoảng cách giữa 2 chỉ số, khoảng cách đơn vị đo càng dài, thì huyết áp càng bình thường và an toàn đối với bệnh nhân. 

Ngược lại, nếu khoảng cách hẹp thì nguy cơ biến chứng từ bệnh huyết áp càng trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, huyết áp sẽ có sự thay đổi theo từng lứa tuổi, từng thời đoạn khác nhau. Vì thế, mỗi người sẽ có lượng huyết áp bình thường khác nhau.

Ngoài ra, việc đo huyết áp sẽ không ổn định, bởi chúng còn tùy thuộc vào các điều kiện ngoại vi tác động. Do đó, nếu muốn xác định chắc chắn huyết áp bạn có ổn định hay không, bạn cần tiến hành đo nhiều lần trong ngày, thậm chí là nhiều lần trong tuần, trong tháng.

Đương nhiên, bởi những tác động bên ngoài như vậy, nên trước quá trình đo, bệnh nhân cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt nhiều yêu cầu. Chẳng hạn như: không hút thuốc lá, không uống cà phê hay các chất kích thích khác, tránh vận động, tập luyện mạnh,… Thời gian tối thiểu là 15 – 30 phút, đồng thời hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, hồi hộp thì mới quyết định được chỉ số huyết áp của bạn có đúng hay không.

Chỉ số huyết áp chuẩn được WHO công bố trên toàn cầu
Chỉ số huyết áp chuẩn được WHO công bố trên toàn cầu

Dựa trên những điều vừa nói trên, chúng ta có thể đánh giá cụ thể các chỉ số huyết áp như sau:

  • Người có huyết áp bình thường đã trưởng thành sẽ ở vào khoảng:  <120 đơn vị đo huyết áp mmHg đối với huyết áp tâm thu và <80 mmHg đối với huyết áp tâm trương.
  • Ngoài ra, những người có huyết áp cao thường sẽ có huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
  • Còn người được chẩn đoán huyết áp thấp thường sẽ có huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg.

Những nguy cơ có thể gặp phải khi huyết áp tăng, hạ bất thường

Theo các bác sĩ tim mạch, việc đơn vị đo huyết áp có sự chênh lệch tăng hay thấp đều gây ra nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Cụ thể:

Đối với cao huyết áp

Cao huyết áp rất nguy hiểm nhưng thường có rất ít triệu chứng thể hiện ra bên ngoài. Do vậy, bạn cần cẩn thận đi khám ngay nếu gặp tình trạng: hồi hộp, tim đập mạnh, nhức đầu, chóng mặt chốc lát, mặt đỏ, ra mồ hôi,…

Bệnh tăng huyết áp nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng như:

  • Biến chứng về tim mạch gây hậu quả khó lường với mức độ tối đa nhất là nhồi máu cơ tim và cơ tim phì đại, đột quỵ,…
  • Cao huyết áp có thể gây nên biến chứng nghiêm trọng về não gây nhũn não, tai biến, liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn, nặng có thể gây tử vong.
  • Những biến chứng về thận cũng là một trong những hậu quả mà huyết áp tăng cao tạo ra. Cao huyết áp sẽ tác động làm hư màng lọc của các tế bào thận, nó khiến bệnh nhân bị suy thận vì thường xuyên tiểu ra protein.
  • Người bị cao huyết áp có khả năng sẽ dẫn đến xuất huyết võng mạc, gây hỏng mắt về sau này, mức độ sẽ tiến triển theo từng giai đoạn.
  • Tăng huyết áp với bệnh tiểu đường hoàn toàn là 2 bệnh riêng biệt, song nếu bạn mắc tăng huyết áp mà không được chữa trị tốt sẽ rất dễ bị tiểu đường và ngược lại. Một khi mắc cả 2 bệnh, bệnh nhân sẽ gặp thêm nhiều biến chứng khác nữa, chồng chéo lên nhau và rất khó điều trị.

CÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT: Bệnh tăng huyết áp thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Cao huyết áp - Kẻ giết người thầm lặng
Cao huyết áp – Kẻ giết người thầm lặng

Đối với người huyết áp thấp

Người huyết áp thấp cũng có thể gặp nhiều hệ quả biến chứng đáng sợ như:

  • Giảm huyết áp đột ngột dẫn đến não không nhận được máu, thiếu máu trầm trọng. Từ đó, chúng sẽ là nguyên nhân gây suy giảm chức năng đa cơ quan.
  • Người bị huyết áp thấp gây gặp tình trạng nghiêm trọng như: ngất, sốc tuần hoàn và trụy mạch.

XEM NGAY:

Cách giữ huyết áp luôn ở chỉ số ổn định

Từ những điều vừa nói trên, thì việc làm giữ cho huyết áp ổn định, bình thường là vô cùng quan trọng. Cụ thể, bạn cần thực hiện những cách sau để có 1 trái tim khỏe và chỉ số huyết áp tốt nhất:

  • Giảm cân để kiểm soát các đơn vị đo huyết áp hiệu quả từ huyết áp tâm thu đến huyết áp tâm trương.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để cơ thể luôn cường tráng, trái tim luôn đập nhịp nhàng, khỏe mạnh.
  • Xây dựng 1 chế độ ăn lành mạnh, đủ chất và đảm bảo sạch, an toàn.
  • Hạn chế đến mức thấp nhất những bữa ăn có nhiều muối, đây là “tử thần” thường gây nên bệnh huyết áp ở nhiều người.
  • Tránh xa những chất kích thích như rượu, bia hay thuốc lá có hại.
  • Cố gắng để tinh thần luôn thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress quá nhiều.
  • Thường xuyên đi khám bác sĩ định kỳ hoặc đo huyết áp tại nhà để kiểm soát kịp thời khi phát hiện bất thường.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe và ổn định huyết áp trong cơ thể
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe và ổn định huyết áp trong cơ thể

Kết luận

Trên đây là bài viết giới thiệu đến bạn về các vấn đề huyết áp cũng như đơn vị đo huyết áp chính xác. Hy vọng rằng, những thông tin này bổ ích giúp bạn hiểu hơn và biết cách ổn định đường huyết của mình hơn. Từ đó, góp phần bảo vệ sức khỏe thật tốt, tránh những biến chứng đáng sợ về lâu dài. Hãy luôn kiên trì xây dựng lối sống lành mạnh bạn nhé! Truy cập website ondinhtieuduong.com tra cứu thêm nhiều kiến thức hay về sức khỏe.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button