Đột quỵ có nguy hiểm hay không và làm thế nào để phòng tránh?

Ở nước ta, mỗi năm có hơn 200.000 người mắc phải chứng đột quỵ, trong đó, hơn phân nửa tử vong và số còn lại phần lớn phải gánh chịu di chứng nặng nề. Đặc biệt, con số trên đang gia tăng mỗi lúc một nhiều và có dấu hiệu trẻ hóa. Hãy cùng NESFACO tìm hiểu thế nào là đột quỵ và nguyên nhân để có thể phòng bệnh tốt hơn.

Mục lục bài viết

Đột quỵ là gì?

Khái niệm

Đột quỵ là gì?
Đột quỵ khi lượng máu cung cấp cho não bị thiếu hụt, tắc nghẽn

Đột quỵ còn có tên gọi khác là tai biến mạch máu não, hiện tượng xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc thiếu trầm trọng. Máu thiếu oxy và các dưỡng chất cần thiết sẽ bắt đầu kiệt quệ, dẫn đến tổn thương và chết dần trong thời gian ngắn. Chính vì thế, đối với bệnh nhân đột quỵ, càng phát hiện và cấp cứu sớm càng có khả năng phục hồi cao hơn. Tuy nhiên, sau cơn nguy hiểm, người bệnh thường mắc phải các di chứng đi kèm và ảnh hưởng đến hoạt động sống, công việc hàng ngày.

Phân loại

Như đã nói, đột quỵ hay tai biến mạch máu não xảy ra là do sự gián đoạn, trục trặc của chức năng tuần hoàn máu lên não. Và sự gián đoạn này chủ yếu tạo thành từ hai nguyên nhân sau:

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Tình trạng thiếu máu cục bộ là nguyên nhân phổ biến nhất gây tai biến mạch máu não. Theo thống kê, có khoảng 85% tổng số người đột quỵ do tắc nghẽn động mạch khiến lượng máu lên não bị suy giảm. Đối với trường hợp này, nếu người mắc bệnh được đưa đến bệnh viện sớm, việc trị liệu sẽ dễ dàng hơn khi chỉ cần dùng tới thuốc.

Đột quỵ do xuất huyết

Tai biến do xuất huyết có mức độ nguy hiểm cao hơn do thiếu máu cục bộ và thường để lại di chứng nặng sau bệnh thậm chí dẫn đến tử vong. Lý do chính xảy ra trường hợp này là vì mạch máu bị vỡ vì một lý do nào đó khiến máu chảy lan vào các mô. Trường hợp não xuất huyết thường được can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật.

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ

Tuổi tác

Người cao tuổi dễ bị tai biến mạch máu não

Theo thống kê, khi bước qua tuổi 55, mỗi 10 năm sau đó khả năng một người mắc phải đột quỵ lại tăng gấp hai lần. Đặc biệt, nam giới có nguy cơ tai biến mạch máu não cao hơn nữ giới và ở người thừa cân lại càng dễ gặp phải hiện tượng này hơn do cơ thể tích tụ nhiều cholesterol xấu.

Di truyền

Đột quỵ còn có đặc tính di truyền, khi trong gia đình có người mắc chứng tai biến mạch máu não, nhiều khả năng bạn sẽ có nguy cơ gặp phải cao hơn người khác.

Có bệnh lý từ trước

Người từng bị đột quỵ, người mắc phải chứng đái tháo đường, người gặp các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp hay mỡ trong máu,…thường dễ bị tai biến mạch máu não. Chính bệnh lý sẵn có làm suy giảm chức năng của các bộ phận và ảnh hưởng đến tổng thể sức khỏe. Lấy ví dụ, chứng huyết áp cao sẽ trực tiếp tạo áp lực lên thành động mạch, từ đó có thể gây tổn thương hoặc xuất hiện máu đông.

Thói quen xấu

Sử dụng thuốc lá là một thói quen xấu mang đến nhiều nguy cơ bệnh tật cho người hút, người xung quanh và khiến khả năng đột quỵ cao gấp đôi người bình thường. Bên cạnh đó, việc ăn uống nhiều dầu mỡ, nhiều thịt, chất béo động vật, phô mai,…khiến lượng cholesterol xấu gia tăng, chúng có thể bám lên thành động mạch gây cản trở dòng chảy và tạo huyết khối sau thời gian dài tích tụ. Ngoài ra, sử dụng chất kích thích, lười thể thao cũng khiến bạn dễ gặp phải hiện tượng tai biến.

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

Triệu chứng thường gặp

  • Cơ thể mất sức, nhất là không nhấc được hai tay, mệt mỏi, miệng bị méo hẳn
  • Khó khăn trong giao tiếp, không nói được hoặc nói rất khó nghe
  • Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mờ mắt và đau đầu dữ dội

Khi gặp phải tình trạng trên, nên đưa bệnh nhân cấp cứu càng sớm càng tốt. Trong trường hợp các triệu chứng mau chóng kết thúc sau đó vài phút, bạn vẫn cần đến tham khám ngay cơ sở y tế bởi đó rất có thể là biểu hiện đột quỵ thoáng qua, cảnh báo sức khỏe xấu và có thể bị tai biến bất cứ lúc nào.

Cách chữa trị đột quỵ

Tăng cường rèn luyện sức khỏe để tránh đột quỵ

Bắt đầu từ thời điểm bị đột quỵ đến 60 phút sau được gọi là thời gian vàng của người bệnh. Trong thời gian này, việc cứu chữa nên thực hiện càng sớm càng tránh được sự nguy hiểm đến tính mạng và có khả năng phục hồi hoàn toàn. Tiếp theo đó, tùy theo tình trạng có thể xử lý bằng thuốc (dưới 4 giờ 30 phút) hoặc phẫu thuật lấy huyết (dưới 6 giờ). Tùy theo mức độ tổn thương não, di chứng sau bệnh thường là suy giảm nhận thức, viêm phổi, liệt nửa người, méo miệng, không nói được,…

Cách phòng bệnh

Ngoại trừ yếu tố di truyền hoặc tuổi tác không thể thay đổi, chúng ta hoàn toàn có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách bảo vệ sức khỏe tốt. Trong đó, chế độ ăn uống, luyện tập thể thao và làm việc khoa học rất quan trọng.

Lời kết

Nói chung, đột quỵ rất nguy hiểm cho sức khỏe, tuổi càng lớn nguy cơ đột quỵ càng cao. Để đảm bảo an toàn nên thực hiện thói quen sống khoa học và thăm khám bác sĩ định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button