Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Chỉ số đường huyết có vai trò tương tự chỉ số huyết áp thường tạo nhiều sự lo lắng cho người bệnh. Đúng vậy, khi đường huyết tăng cao vượt ngưỡng cho phép có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong đó, hay gặp nhất là biến chứng gan, thận, thần kinh, tim mạch và thị lực. Hãy cùng NESFACO tìm hiểu rõ hơn về chỉ số đường huyết và cách giúp đường huyết được ổn định lâu dài thông qua nội dung sau.
Mục lục bài viết
Chỉ số đường huyết bình thường của cơ thể
Ở người bình thường, lượng đường huyết thường dao động từ 70mg/dl đến 130 mg/dl hay tương đương từ 4.0mmol/l đến 7.2mmol/dl. Khi ăn no, đường huyết có thể rơi vào mức từ 130 mg/dl đến 180 mg/dl tuy nhiên, chỉ số này sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường vài giờ sau đó.
Trong khi đó, ở người mắc bệnh tiểu đường, các chỉ số có được thường khác đi. Cụ thể, chỉ số bình thường thay vì dao động từ 70 mg/dl đến 130 mg/dl sẽ là từ 90 mg/dl đến 130 mg/dl. Khi ăn no đường huyết tương ứng cũng tăng cao nhưng không được phép vượt quá 180 mg/dl. Nói cách khác, khi đường huyết cao hơn định mức này cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu có những dấu hiệu bất ổn về sức khỏe.
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm
Cơ thể có thể sẽ gặp nguy hiểm nếu chỉ số đường huyết không nằm trong giới hạn bình thường mà đột ngột tăng cao hoặc đột ngột hạ thấp. Cụ thể:
Khi đường huyết thấp hơn mức cho phép
Khi lượng đường huyết thấp hơn mức cho phép cơ thể sẽ rơi vào tình trạng hạ đường huyết. Lấy ví dụ, khi bụng đói, thay vì đường huyết nằm trong khoảng từ 70mg/dl đến 130 mg/dl thì thì chỉ số thực lại thấp hơn 70mg/dl. Hoặc khi vừa ăn xong, thay vì đường huyết sẽ tăng nhiều hơn trong khoảng từ 130 mg/dl đến 180 mg/dl thì chỉ số thực lại thấp hơn 130mg/dl.
Khi hạ đường huyết, hệ thần kinh giao cảm sản sinh các Hormone Epinephrine, Norepinephrine. Đây là những hormone khiến cơ thể xuất hiện tình trạng cơ thể run rẩy, nhìn kém, chóng mặt,….Và một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm có thể gặp phải khi bị hạ đường huyết cao gồm nguy cơ suy giảm trí nhớ hoặc ảnh hưởng đến thị lực. Như vậy, đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Đường huyết không được giảm thấp hơn mức cho phép tối thiểu.
>>Có thể bạn quan tâm: Người bị tiểu đường có nên ăn bánh bông lan?
Mức đường huyết cao hơn quy định
Tương tự ở người mắc chứng hạ đường huyết, nếu đường huyết cao hơn 130 mg/dl khi bụng đói hoặc cao hơn 181 mg/dl sau khi ăn no chứng tỏ đường huyết đang cao hơn mức cho phép. Đây là báo hiệu cho thấy cơ thể mắc phải bệnh đái tháo đường. Biểu hiện của bệnh hay gặp là chứng buồn nôn, choáng váng, vết thương lâu lành.
Về lâu dài, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn liên quan đến thần kinh, tim mạch, huyết áp và có thể dẫn tới mù lòa. Như vậy, đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Đường huyết tăng quá mức cho phép tối đa rất có hại cho sức khỏe và cần được nhanh chóng khắc phục.
Làm thế nào để duy trì đường huyết ổn định?
Ở người bình thường, để phòng chống bệnh tiểu đường, điều đầu tiên và đơn giản cần thực hiện là tạo thành thói quen tiêu thụ ít đường trong việc ăn uống hàng ngày. Cung cấp quá nhiều đường trong thời gian dài sẽ làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, ăn ít đường còn giúp cơ thể tránh được nguy cơ tăng cân, giúp kiểm soát cân nặng, mỡ máu tốt hơn. Còn đối với người mắc bệnh tiểu đường, nhằm duy trì đường huyết ổn định tốt hơn hết nên thực hiện theo những chỉ dẫn sau:
Chế độ ăn uống hợp lý
Cơ thể người mắc bệnh tiểu đường cần hết sức kiêng khem các món ăn để tránh lượng đường tăng cao hơn thường lệ. Theo đó, nên hạn chế tối đa món ăn chứa nhiều dầu mỡ, chỉ số đường huyết cao và bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cách chế biến món ăn cũng có ảnh hưởng không nhỏ, nên nấu, luộc hoặc hấp thức ăn thay vì nấu món chiên xào. Để có bữa ăn hợp lý, tốt hơn hết nên tham khảo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng.
>>Có thể bạn quan tâm: Bệnh nhân tiểu đường có ăn được nếp cẩm không?
Tăng cường rèn luyện thân thể
Thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất, tập thể thao có thể hỗ trợ tốt trong việc làm giảm lượng đường trong máu. Nhưng cần chọn những bài tập thích hợp với tình trạng sức khỏe, ngoài ra nên khám sức khỏe định kỳ theo căn dặn của bác sĩ. Các bài thuốc Đông y cũng có thể giúp người bệnh cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả và giảm thiểu lượng thuốc tây sử dụng. Nhưng tốt hơn hết nên được sự cho phép của thầy thuốc và bác sĩ điều trị trước khi dùng.
Kết luận
Nói tóm lại, đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Đường huyết nên nằm trong mức cho phép, khi đường huyết hạ hoặc tăng đều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó, khi có các biểu hiện bất thường, cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Tham khảo thêm các bài viết cùng chuyên mục tại NESFACO
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com