Bệnh hở van động mạch chủ là một căn bệnh rất nguy hiểm cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về căn bệnh này, nguyên nhân và cách khắc phục ra sao. Nếu bạn cũng là một trong những người thắc mắc về vấn đề này hãy cùng Nesfaco tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Đôi nét về bệnh hở van động mạch chủ
Trong cơ thể người, khi dòng máu được bơm ra từ động mạch chủ, van động mạch chủ sẽ đóng lại nhằm ngăn không cho máu chảy ngược về buồng tim. Tình trạng hở van động mạch chủ là do tình trạng van đóng đó không kín khiến cho máu bị chảy ngược lại về thất trái. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng giảm cung lượng tim và dẫn đến quá tải ở thất trái.
Bệnh van động mạch chủ hở bao gồm hai loại là hở chủ mạn tính và hở chủ cấp tính:
Động mạch chủ hở cấp tính
Như đã nói ở trên, động mạch chủ hở cấp tính là một trong hai loại thuộc bệnh hở van động mạch chủ. Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh động mạch chủ hở cấp tính là do:
- Người bệnh bị viêm tâm mạc nhiễm khuẩn.
- Bị lóc tách động mạch chủ.
- Bị chấn thương làm tổn thương các lá gan do sau chấn thương gia tốc, chấn thương ngực.
- Do thực hiện một số thủ thuật gây biến chứng của việc thay van động mạch chủ qua da.
Bệnh van động mạch chủ hở mạn tính
Hở van động mạch chủ mạn tính cũng tương tự như cấp tính đều có những nguyên nhân nhất định gây nên. Cụ thể:
- Do tổn thương van hậu thấp (thấp tim), nguyên nhân này thường xuất hiện ở các nước đang phát triển.
- Do giãn gốc động mạch chủ, bệnh van động chủ hai lá van, vôi hóa van, nguyên nhân này thường được phát hiện ở những nước phát triển.
- Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác do bệnh lý di truyền như: hội chứng Ehler-Danlos, hội chứng Marfan…
Cách điều trị bệnh hở van động mạch chủ như thế nào?
Có lẽ chúng ta đều biết, hở van động mạch chủ là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, dù nhẹ cũng rất có ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, cần phải có cách phòng ngừa và phương pháp điều trị kịp thời. Cụ thể:
Điều trị bằng thuốc
Mỗi một loại thuốc sẽ được kê đơn theo từng mức độ van động mạch chủ hở như thế nào, năng hay nhẹ. Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị bạn có thể tham khảo:
- Thuốc giãn mạch: hydralazin, nifedipin, captopril…
- Thuốc điều trị thấp tim đối với người bị hẹp van tim.
- Thuốc kháng sinh nhằm dự phòng tình trạng bị nhiễm khuẩn gây viêm nội tâm mạc, thấp tim… Nhất là phù hợp với trường hợp bệnh nhân bị hở van động mạch chủ nặng sắp được phẫu thuật.
- Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng thêm một số loại thuốc hỗ trợ như: thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc trợ tim digoxin…
Thực hiện phẫu thuật
Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng trong việc điều trị bệnh van động mạch chủ hở. Thời điểm tiến hành phẫu thuật thông thường sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như có các triệu chứng: khó thở, đau ngực, kích thước và chức năng tâm thu thất trái….
Phần lớn những người bị bệnh hở van động mạch chủ nặng kèm theo một số triệu chứng sau sẽ buộc phải thực hiện phẫu thuật sửa hoặc thay van tim:
- Đường kính của gốc động mạch chủ lớn hơn 50mm.
- Xuất hiện tình trạng đau ngực, ứ huyết từ độ 2 trở lên.
- Phân suất tống máu thất trái EF nhỏ hơn 50%.
- Đường kính thất trái lớn hơn 55mm (cuối tâm thu) hoặc hơn hơn 75mm (cuối tâm trương).
Thay đổi lối sống lành mạnh
Thói quen trong cuộc sống tuy không ảnh hưởng nhiều đến việc giúp giảm các triệu chứng do van động mạch chủ bị hở. Nhưng có lối sống khoa sẽ giúp ngăn ngừa bệnh nặng thêm và phòng được một số bệnh về tim mạch khác.
Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp
Bạn nên tăng cường thêm các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại thịt trắng (thịt gà bỏ da, cá)…. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất béo (thịt đỏ, thịt mỡ, nội tạng động vật…), muối, đường….
Duy trì luyện tập thể thao
Dù bệnh liên quan đến tim mạch cần hạn chế vận động mạnh nhưng bạn vẫn nên luyện tập thể thao với cường độ và thời gian phù hợp với sức khỏe của mình. Nên chọn những bài tập nhẹ nhàng vừa sức như: yoga, đi bộ hoặc ngồi thiền….
Đi khám định kỳ
Khi đã có bệnh nền, ngoài việc thay đổi chế độ sinh hoạt bạn cần phải đi khám định kỳ để nắm rõ được tình hình bệnh cũng như dễ dàng đưa ra phương pháp điều trị kịp thời nhất.
Tham khảo thêm:
- Cách nhận biết triệu chứng bệnh mạch vành và cách điều trị
- (Giải đáp vấn đề) Chảy máu mũi một bên ở trẻ em
Lời kết
Hở van động mạch chủ dù là nặng hay nhẹ cũng rất nguy hiểm đến tính mạng. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như biết cách phòng tránh và điều trị hợp lý nhất. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan đến bệnh hãy liên hệ với Nesfaco theo thông tin sau để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: https://ondinhtieuduong.com
- Email: info@nesfaco.com