Hoài sơn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: sơn dược, củ lỗ, chính hoài, củ mài. Trong lịch sử, củ mài được xem là “cứu tinh” của một số người dân và bộ đội trong thời kỳ kháng chiến bởi nhờ có củ mài mà quân ta có thể bảo đảm được nguồn lương thực.
Trong thời kỳ khó khăn, củ mài là loại lương thực giúp người dân vượt qua thời gian đói kém khó khăn. Hoài sơn (củ mài) ngoài không chỉ dùng để làm lương thực mà còn được dùng cả trong các bài thuốc. Vậy loài cây này có tác dụng như thế nào trong việc chữa bệnh? Cùng ondinhtieuduong.com khám phá ngay nào!
Mục lục bài viết
Thông tin tổng quan về cây hoài sơn
Như đã giới thiệu, hoài sơn không chỉ là một loại lương thực của nhân dân ta mà còn là một vị thuốc quý có mặt trong nhiều bài thuốc lưu truyền nhiều năm qua. Hoài sơn là loại dược liệu có mặt ở nhiều nơi trên nước ta nhưng những thông tin cụ thể như: cách thu hoạch, dấu hiệu nhận biết, vùng phân bố chủ yếu,…thì nhiều người lại chưa biết đến. Cùng tìm hiểu từ A-Z những thông tin về loại dược liệu quý mà lại vô cùng quen thuộc này nhé!
Nguồn gốc của cây hoài sơn
Hoài sơn (củ mài) tên khoa học là Dioscorea persimilis, đây là loại cây thuộc họ Củ nâu. Củ mài xuất hiện ở nhiều nước như: Campuchia, Trung Quốc, Lào,…Tại Việt Nam, cây hoài sơn phân bố chủ yếu tại các địa phương như: Lai Châu, Hòa Bình, Hà Giang, Bình Phước,…
Có thể nhận biết cây hoài sơn qua các đặc điểm như: hoài sơn là cây thân leo có màu đỏ nâu, lá cây hình tim và sắp xếp so le nhau, rễ cây phát triển thành củ nằm sâu trong lòng đất. Ở một số nơi, thảo dược này còn được gọi với cái tên “sơn dược” với ý nghĩa ví von đây là loại dược liệu quý của miền núi.
Ngày nay hoài sơn không chỉ có mặt tại các tỉnh miền núi mà còn được đưa về trồng tại các khu vực đồng bằng để lấy củ chế biến thành dược liệu trị bệnh.
Bộ phận nào của hoài sơn được dùng làm thuốc?
Củ là bộ phận được dùng để làm thuốc của cây hoài sơn. Từ tháng 10 đến tháng 3 là thời gian thích hợp để thu hoạch loại củ này bởi đây là thời điểm củ hoài sơn đạt chất lượng tốt. Sau khi thu hoạch xong, củ mài được mang về và rửa sạch, trải qua các giai đoạn chế biến công phu và trở thành dược liệu.
TÌM HIỂU THÊM: Đơn bì là cây gì?
Những tác dụng bất ngờ của hoài sơn đối với sức khỏe
Củ mài được nhiều người sử dụng như một loại lương thực bởi nó có chứa đến 60% là tinh bột. Trong thời gian gần đây, qua các nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe từ hoài sơn. Vậy hoài sơn có những công dụng nào?
Hoài sơn có khả năng giảm suy nhược cơ thể
Bạn đang cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống,…do quá bận rộn với công việc và không thể ăn uống đầy đủ chất? Nếu đang gặp tình trạng này bạn có thể sử dụng củ mài để bổ sung vào thực đơn hằng ngày của mình. Loại củ này chứa nhiều dưỡng chất như: protid, glucid, lipid, tinh bột,…sẽ giúp bạn bổ sung năng lượng nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tiết kiệm thời gian cho những người bận rộn.
Tác dụng chữa suy dinh dưỡng
Trong hoài sơn có chứa lipid kích thích thèm ăn và nhiều loại vitamin khác nhau như E,D,A,…nên đây là một trong những loại dược liệu thường được sử dụng để chữa bệnh chán ăn, biếng ăn ở trẻ em.
TIN CẦN BIẾT:
Chữa bệnh khó tiêu
Hoài sơn chứa các chất như: acid amin, glucid, lipid, sapotoxin,…đây là những chất có khả năng chữa bệnh khó tiêu cực kỳ hiệu quả bởi chúng có khả năng hạn chế áp lực trong dạ dày, ức chế sự phát triển của virus, tăng cường tuần hoàn máu.
Sử dụng hoài sơn cần chú ý những gì?
Các loại dược liệu từ thiên nhiên thường có đặc điểm là dễ sử dụng và lành tính. Tuy nhiên, mỗi loại dược liệu lại có một đặc điểm, tính chất khác nhau, chúng có thể tốt với người này nhưng lại gây tác động tiêu cực đến người khác. Chính vì vậy, việc tìm hiểu dược liệu trước khi sử dụng là điều vô cùng quan trọng.
- Để sử dụng hoài sơn đúng cách, bạn nên tham khảo và xin tư vấn từ các bác sĩ hoặc thầy thuốc có uy tín để chữa đúng người đúng bệnh.
- Trong quá trình sử dụng củ mài, nếu cơ thể bạn có dấu hiệu bất thường nào, ngay lập tức ngưng sử dụng và thăm khám tại các cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất.
- Hoài sơn có nhiều tác động đến sức khỏe. Người sử dụng không nên lạm dụng dược liệu này, nên dùng đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ, thầy thuốc.
- Hiện nay củ mài được bày bán rất nhiều trên thị trường, bạn nên chọn mua ở những địa chỉ uy tín, chứng minh được nguồn gốc xuất xứ để tránh mua phải hoài sơn giả, “tiền mất tật mang”.
Tuần hoàn máu kém khiến cơ thể thể dễ mệt mỏi, các chức năng suy giảm và ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp. Một trong những loại dược liệu thường được sử dụng để cải thiện chức năng tuần hoàn máu chính là hoài sơn.
Chính vì vậy, hoài sơn là dược liệu quý không thể thiếu trong sản phẩm hỗ trợ chữa cao huyết áp APHARIN. Các loại dược liệu có trong sản phẩm đều đã được Bộ Y tế chứng nhận và cấp phép nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và hiệu quả của các loại dược liệu có trong sản phẩm.
Kết luận
Hoài sơn là loại dược liệu quý có khả năng phòng và chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi sử dụng người dùng cần đặc biệt lưu ý về nguồn gốc và tham khảo ý kiến từ bác sĩ, thầy thuốc để cân đối liều lượng sử dụng. Đừng quên thường xuyên ghé thăm ondinhtieuduong.com để cập nhật thêm thông tin về sức khỏe nhé!
Thông tin liên hệ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: www.Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com