Huyết áp thấp là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Áp lực máu tác động lên thành động mạch để vận chuyển máu đi nuôi dưỡng các mô là một chỉ số rất quan trọng, đó gọi là huyết áp. Tuy nhiên, 2 vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải đó là huyết áp cao và huyết áp thấp. Trong đó, huyết áp thấp thường xuất hiện với những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, gây tác động xấu đến cuộc sống mà không phải ai cũng quan tâm. Sau đây, mời bạn cùng đồng hành với các chuyên gia của ondinhtieuduong.com để tìm hiểu về huyết áp thấp là gì và những điều cần biết về loại bệnh này nhé!

Mục lục bài viết

Huyết áp thấp là gì?

Thông thường, trị số huyết áp gồm 2 thông số đó là huyết áp tâm thu (hay huyết áp đo được khi tim co bóp, là chỉ số phía trên máy đo huyết áp) và huyết áp tâm trương (hay huyết áp đo được khi tim thả lỏng, là chỉ số phía dưới máy đo huyết áp). Huyết áp của người bình thường dao động quanh khoảng 120/80mmHg (120mmHg – chỉ số phía trên, 80mmHg – chỉ số phía dưới). 

Trị số huyết áp thấp là bao nhiêu?

Vậy huyết áp thấp có trị số là bao nhiêu? Một người được coi là bị huyết áp thấp khi đo ở trạng thái cơ thể nghỉ ngơi có trị số huyết áp dưới 90/60mmHg. Tức là có trị số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg. 

Nếu huyết áp giảm xuống dưới 90/60 mmHg một cách đột ngột hoặc được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán mắc bệnh huyết áp thấp thì cần phải theo dõi và điều trị kịp thời. Đặc biệt với những người già, người có bệnh mãn tính, khi đo huyết áp ở mức thấp càng phải được quan tâm và điều trị, bởi nó có thể gây nguy hiểm do không đủ vận chuyển máu lên não và tới các cơ quan khác trong cơ thể.

Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp giảm chỉ còn 90/60 mmHg
Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp giảm chỉ còn 90/60 mmHg

XEM NGAY: Huyết áp doãng là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Huyết áp thấp nguyên nhân do đâu?

Huyết áp thấp do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Có thể do yếu tố sinh lý như di truyền, môi trường sống ở vùng núi cao; cũng có thể do bệnh lý bởi sự suy giảm chức năng của các cơ quan như tìm, thận, tuyến giáp, hệ thần kinh,…Ngoài ra, nguyên nhân gây huyết áp thấp có thể xuất phát từ cuộc sống quá căng thẳng, ô nhiễm môi trường, thường xuyên lạm dụng chất độc hại,…

Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể gây nên huyết áp thấp:

  • Do phản ứng ngược/tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc gây tê/mê, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa cao huyết áp,…
  • Do cơ thể mất nước mà không được bổ sung kịp thời như: khi luyện tập, vận động mạnh đổ nhiều mồ hôi, tiêu chảy cấp, nôn ói hay mất máu,… 
  • Do xuất hiện các cơn ngất, choáng bất ngờ.
  • Do chuyển tư thế đột ngột, đang nằm/ngồi đột nhiên đứng dậy. Lúc đó, các tĩnh mạch dưới chân bị lắng đọng máu do trọng lực cơ thể và máu khó trở về tim để bơm làm huyết áp giảm xuống.
  • Do dị ứng nặng với một số loại thuốc, thực phẩm hoặc nọc độc từ một số loài côn trùng. 
  • Do chế độ ăn uống không đảm bảo như: thiếu vitamin B12 và folate có thể gây ra thiếu máu, khiến cơ thể không sản xuất đủ số lượng hồng cầu gây ra huyết áp thấp.
  • Người bị chảy máu nội bộ làm giảm lượng máu trong cơ thể hoặc mất nhiều máu do vết thương lớn dẫn đến huyết áp giảm nghiêm trọng. 
  • Những người bị đái tháo đường hoặc mắc các bệnh về thần kinh ngoại biên, parkinson, bệnh gan, loạn nhịp tim,…
  • Huyết áp thấp cũng có thể gặp ở phụ nữ mang thai. 
Căng thẳng, mệt mỏi, stress là một trong những nguyên nhân gây ra huyết áp thấp
Căng thẳng, mệt mỏi, stress là một trong những nguyên nhân gây ra huyết áp thấp

TÌM HIỂU THÊM: Huyết áp kẹp là gì? 

Các loại huyết áp thấp

Huyết áp thấp được chia thành 3 loại cơ bản như sau:

  • Huyết áp thấp nguyên phát: Thường gặp ở nữ giới có độ tuổi từ 20 đến 40. Loại này có thể không xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, tức ngực, hoa mắt, chóng mặt, hay quên, mệt mỏi cũng không phát hiện các bệnh khác. Ngoài việc đo thấy huyết áp thấy trị số thấp ra thì không phát hiện ra điểm bất thường khác.
  • Huyết áp thấp tư thế: Thường xuất hiện ở những người trên 65 tuổi, nhưng những người trẻ cũng có thể mắc phải. Loại này liên quan đến thay đổi tư thế đang nằm, ngồi đột ngột đứng lên hoặc do tư thế đứng kéo dài làm cho huyết áp xuống dưới hơn 20/10mmHg. 
  • Huyết áp thấp triệu chứng: Thường gặp ở những người mắc các bệnh như tim mạch, nội tiết, bệnh mãn tính gây mất máu, mất nước và chất điện giải,…

Những biểu hiện cơ bản của bệnh huyết áp thấp

Chắc rằng bạn đã hiểu hơn về khái niệm huyết áp thấp là gì. Vậy huyết áp thấp biểu hiện như thế nào? Những người bị huyết áp thấp có thể gặp một hoặc đồng thời các biểu hiện dưới đây:

Hoa mắt, chóng mặt

Hoa mắt, chóng mặt là triệu chứng rất phổ biến khi bạn thay đổi tư thế đột ngột: đứng dậy sau khi ngồi một thời gian dài, ngồi bật dậy khi đang nằm hoặc đứng yên trong nhiều giờ liên tục. Khi đó, cơ thể bạn dường như mất kiểm soát tạm thời, mọi vật thể xung quanh đều như đang xoay tròn. Nếu triệu chứng này xuất hiện thường xuyên thì bạn cần nghĩ ngay tới huyết áp thấp và đi thăm khám bác sĩ để có kết luận chính xác.

Đau đầu, mê sảng

Biểu hiện đau đầu dữ dội sau mỗi lần não bộ bị quá tải, hoạt động thể lực nặng rất dễ gặp ở người bị huyết áp thấp. Mức độ và tính chất của những cơn đau đầu sẽ tùy từng người mà khác nhau. Thông thường sẽ bị đau nặng hơn ở đỉnh đầu, có lúc vừa đau vừa tê nhức, khó chịu. 

Những người bị huyết áp thấp thường xuyên mắc phải chứng đau đầu, mệt mỏi
Những người bị huyết áp thấp thường xuyên mắc phải chứng đau đầu, mệt mỏi

Choáng, ngất

Một biểu hiện tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm của huyết áp thấp là bệnh nhân bị choáng, ngất và mất ý thức đột ngột. Nếu chẳng may, bạn bị ngất ở một nơi không có ai cấp cứu kịp hoặc đang tham gia giao thông sẽ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tai nạn, chấn thương đáng tiếc. 

Mất tập trung

Khi bị huyết áp thấp, máu không đủ cung cấp lên não, các tế bào não sẽ không nhận đủ oxy để hoạt động bình thường. Người bệnh sẽ bị lơ đãng, giảm khả năng tập trung, học tập và làm việc cũng vì thế mà kém hiệu quả hơn.

Thị lực giảm

Dấu hiệu thị lực mắt giảm cũng là một biểu hiện của những người bị huyết áp thấp nghiêm trọng. Nếu bạn đang phải lái xe trên đường mà huyết áp giảm đột ngột, hãy nhanh chóng tìm một chỗ ngồi xuống và nghỉ ngơi cho đến khi huyết áp và thị lực trở lại bình thường rồi mới tiếp tục di chuyển.

Nếu thị lực của bạn ngày càng tệ, hãy cẩn thận kiểm tra lại chỉ số huyết áp trên cơ thể của minh nhé!
Nếu thị lực của bạn ngày càng tệ, hãy cẩn thận kiểm tra lại chỉ số huyết áp trên cơ thể của minh nhé!

Buồn nôn

Cảm giác lợm giọng và buồn nôn cũng có thể xuất hiện khi huyết áp bị thấp. Biện pháp khắc phục hiệu quả là bạn nên uống một cốc nước gừng để huyết áp tăng trở lại bình thường và giảm cảm giác buồn nôn.

Da tái nhợt

Da dẻ bạn có thể bị nhợt nhạt, lạnh và toát mồ hôi khi huyết áp quá thấp. Nguyên nhân là do cơ thể không thể duy trì vận chuyển máu, cung cấp oxy đến da, gây giảm thân nhiệt. 

Nhịp tim nhanh, thở dốc

Khi huyết áp xuống quá thấp, tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù đắp phần thiếu hụt gây nên tim sẽ đập nhanh và nhịp thở gấp gáp hơn.

Nhịp tim nhanh, thổ dốc sức là một trong những biểu hiện của căn bệnh tuột huyết áp
Nhịp tim nhanh, thổ dốc sức là một trong những biểu hiện của căn bệnh tuột huyết áp

Trầm cảm

Khi bị huyết áp thấp, người bệnh thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi, ủ rũ, chân tay rã rời không có sức lực. Tình trạng chỉ được cải thiện khi bạn có một giấc ngủ sâu, được nghỉ ngơi đầy đủ. Sự mệt mỏi, thiếu sức sống này liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh do các cơ bị co thắt quá mức. Tâm trạng uể oải, buồn bã trong một thời gian dài nên rất dễ bị trầm cảm.

NÊN XEM:

Cần làm gì để phòng ngừa huyết áp thấp?

Những biểu hiện của huyết áp thấp thường xuyên trở nên rất nguy hiểm. Và người bị huyết áp thấp nên ăn gì, làm gì để phòng ngừa. Bạn có thể tham khảo những việc sau:

  • Ăn uống đủ bữa, đúng giờ (nên ăn kèm thêm 1-2 bữa phụ) với các thực phẩm giàu protein như: thịt gà, cá, trứng và các thực phẩm giàu vitamin C, B như gạo lứt, rau củ (nấm hương, nấm mèo, rau dền, củ cải đường,…), hoa quả (cam, quýt, dứa,…). Thêm nếm vào thức ăn những loại gia vị có tính nóng như hành, tỏi, gừng, tiêu, rượu vang,… cũng rất tốt cho người bị huyết áp thấp.
  • Không để cơ thể thiếu nước; nên dùng các loại trà đặc, trà gừng nhưng không quá lạm dụng, nước mật ong, sữa, nước chanh đường, nhất là khi cảm thấy chóng mặt, choáng váng.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, nên nằm gối thấp để máu dễ lưu thông lên não.
  • Không nên bật dậy đột ngột sau khi thức giấc hay vận động nhẹ nhàng trước khi thay đổi tư thế.
  • Không nên trèo cây/tường cao, ra nắng gắt rất dễ gây choáng váng, ngất xỉu hay để cơ thể bị lạnh đột ngột (nhất là đêm khuya).
  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên để theo dõi và đến thăm khám bác sĩ, điều trị kịp thời.
Bạn cần chú ý thay đổi tư thế chậm rãi trước khi đứng dậy, nhằm tránh tình trạng choáng váng
Bạn cần chú ý thay đổi tư thế chậm rãi trước khi đứng dậy, nhằm tránh tình trạng choáng váng

Kết luận

Với những chia sẻ cần thiết trên đây của ondinhtieuduong.com về bệnh huyết áp thấp, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về loại bệnh này. Từ đó có những kế hoạch ăn uống, tập luyện phù hợp để tình trạng bệnh được cải thiện, hạn chế tối đa tác động xấu đến cuộc sống. Hãy yêu thương và chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng như tất cả mọi người nhiều hơn nhé! 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ công ty: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button