Hiện nay điều dưỡng là 1 trong những nghề hot được các bạn trẻ lựa chọn theo học. Nghề này cần có cái tâm cũng như phải có kiến thức căn bản về y khoa thì mới có thể đứng vững được trong nghề. Trong các môn học của điều dưỡng thì kỹ thuật kim luồn tĩnh mạch là 1 môn học mà tất cả các bạn điều dưỡng cần phải biết? Vậy kim luồn tĩnh mạch là gì? Kỹ thuật kim luồn tĩnh mạch ra sao? Bài viết dưới đây của NESFACO sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật này.
Mục lục bài viết
Tìm hiểu về kim luồn tĩnh mạch là gì?
Cách đặt kim, sử dụng kim ra sao cho đúng cách là điều mà tất cả các điều dưỡng phải nắm rõ ràng nhất để chăm sóc bệnh nhân. Kim luồn tĩnh mạch là 1 loại kim tiêm được các y tá, điều dưỡng sử dụng để đưa thuốc, các chất dinh dưỡng vào trong cơ thể người bệnh bằng phương pháp tiêm. Phương pháp này giúp thuốc hấp thu 1 cách nhanh chóng và phát huy hiệu quả công năng của thuốc mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh.
Đặc điểm cấu tạo, lợi ích của kim luồn tĩnh mạch
Nắm rõ được đặc điểm cấu tạo cũng như lợi ích của kim luồn tĩnh mạch thì sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về nghề và giúp việc chăm sóc bệnh nhân được tốt hơn.
Đặc điểm cấu tạo của kim luồn tĩnh mạch
Kim luồn tĩnh mạch được làm bằng chất liệu ETFE (Ethylene Tetra Fluor Ethylene). Đây là 1 loại nhựa polyme có thành mỏng, cứng, có độ đàn hồi tốt nên có thể thâm nhập qua da 1 cách dễ dàng. Đầu kim mềm nên khi luồn vào tĩnh mạch người bệnh cử động sẽ không gây tổn thương cho thành mạch. Mũi kim rất sắc và nhọn giúp cho người sử dụng dễ dàng tiêm hơn, tạo ra các vết chích gọn không làm tổn thương lan rộng, hạn chế vi khuẩn lây nhiễm. Còn đối với người bệnh thì sẽ không có cảm giác đau và cảm thấy dễ chịu hơn khi chích kim.
Lợi ích khi sử dụng kim luồn tĩnh mạch
Sử dụng kim luồn tĩnh mạch có rất nhiều lợi ích khi sử dụng và các lợi ích đó như sau:
- Tiệt trùng bằng chùm điện tử sẽ làm giảm bớt các tác động của vi khuẩn không có lợi đến sản phẩm.
- Kim có đường truyền ổn định do kim được luồn sâu vào trong lòng mạch máu và kim mềm có độ đàn hồi tốt nên tránh được va chạm khi bệnh nhân thay đổi tư thế.
- Tạo sự an toàn, thoải mái cho người bệnh trong thời gian truyền dịch, đặc biệt khi truyền với thời gian dài trong nhiều giờ.
- Sử dụng kim luồn có thể tiêm truyền với thể tích lớn với tốc độ nhanh, đặc biệt trong trường hợp cấp cứu phải bổ sung 1 lượng dịch truyền nhiều.
Các loại kim luồn tĩnh mạch
Kim luồn tĩnh mạch được phân chia theo kích cỡ thành các cổ từ 14 đến cổ 24. Việc phân chia này giúp cho việc quản lý sử dụng kim dược dễ dàng hơn, giúp người sử dụng lựa chọn các loại kim phù hợp với từng trường hợp, bảo quản dễ dàng, phạm vị sử dụng rộng có thể dùng được cho nhiều công việc khác nhau như: truyền dịch, chọc dò, chọc hút, chọc lấy ven,…
Kỹ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch
Kỹ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch được trải qua nhiều bước thực hiện. Các bước đó được thực hiện từng bước như sau:
Chuẩn bị trước khi đặt kim luồn tĩnh mạch
- Điều dưỡng mặc quần áo theo quy định ngành, đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, đi găng tay. Chuẩn bị khay dụng cụ gồm: bông cồn, kim luồn, pince, kéo thuốc, bơm tiêm, bộ dây truyền dịch, dịch truyền và các dụng cụ khác như: gối kê tay, băng dính, dây garô, túi hoặc hộp đựng chất thải y tế.
- Xem hồ sơ bệnh án để xem có đúng bệnh nhân mình cần điều trị không.
- Thông báo cho bệnh nhân về thủ thuật mình sắp làm.
- Thông báo cho bệnh nhân biết thời gian, địa điểm, chỉ định đặt kim luồn.
- Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện thao tác để quá trình đặt kim diễn ra thuận lợi.
Chuẩn bị tư thế cho người bệnh chọn nơi chọc kim
- Đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa, thẳng, thoải mái để giúp cho việc đặt kim được diễn ra thuận lợi
- Kê gối dưới tay bệnh nhân và chọn vị trí tĩnh mạch để chọc kim.
- Dùng dây garo buộc ở trên tay cách vị trí chọc kim khoảng 10- 15 cm.
- Chọn tĩnh mạch nổi để dễ dàng đặt kim luồn.
- Sát khuẩn vùng da đặt kim luồn bằng cồn.
- Kiểm tra kim luồn trước khi đặt.
Quy trình thực hiện đặt kim luồn tĩnh mạch
- Cầm kim luồn bằng tay thuận, ngửa mũi vát kim luồn lên trên.
- Đâm kim xuyên qua da vào lòng tĩnh mạch.
- Khi thấy máu trào ra dùng tay lui nòng kim luồn để đầu kim không chọc vào lòng mạch.
- Đẩy nhẹ ống nhựa vào lòng mạch, tháo dây garô và cố định đốc kim cho chắc chắn.
- Dùng băng dính cố định đầu kim vào da người bệnh, phủ 1 miếng gạc vô khuẩn lên và băng lại.
- Rút nhẹ nòng kim ra sao cho máu không chảy ra ngoài.
- Lắp bơm tiêm hoặc bộ truyền dịch vào đầu kim luồn và thực hiện tiêm truyền theo y lệnh.
- Kiểm tra lại kim sau khi đặt, thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ bệnh án.
Tham khảo thêm:
- Những thông tin về hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa
- Điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới không còn là nỗi lo
Lời kết
Kim luồn tĩnh mạch là 1 phương pháp vô cùng hữu hiệu sử dụng trong y khoa. Việc hiểu được kỹ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch sao cho hiệu quả sẽ giúp các điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân 1 cách tốt nhất. Nếu bạn còn thắc mắc gì thông tin trên bài viết có thể liên hệ với NESFACO để được tư vấn thêm.
CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: https://ondinhtieuduong.com
- Email: info@nesfaco.com