Máu Chảy Trong Hệ Tuần Hoàn Hở Như Thế Nào?

Để có thể duy trì sự sống của mỗi con người bộ máy tuần hoàn trong mỗi cơ thể đã hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Nó vận chuyển máu, oxy, các chất quan trọng đi nuôi từng tế bào trong cơ thể. Nhưng bạn đã biết máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào chưa? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Ondinhtieuduong.com để lý giải thông tin thú vị này nhé! 

Mục lục bài viết

Hệ tuần hoàn của cơ thể là gì?

Hệ tuần hoàn của mỗi cơ thể là một hệ cơ quan gồm máu, mạch máu và bạch huyết. Nó làm việc liên tục để vận chuyển dinh dưỡng, oxy, các hormon,… đến từng tế bào của cơ thể. Nhờ đó chúng ta có thể sống khỏe mạnh, sinh hoạt và làm việc mỗi ngày.

Hệ tuần hoàn vận chuyển dinh dưỡng, oxy, các hormon,... đến từng tế bào
Hệ tuần hoàn vận chuyển dinh dưỡng, oxy, các hormon,… đến từng tế bào

Nguyên lý hoạt động của hệ tuần hoàn

Khi hệ tuần hoàn làm việc, oxy từ môi trường qua mũi vào phổi, rồi nhờ các màng nhỏ phía trong phổi đưa vào máu. Sau khi các tế bào hấp thụ hết oxy và dưỡng chất sẽ sinh ra carbon dioxide. Chất này sẽ được đào thải ra ngoài môi trường nhờ phổi. 

Trái tim như chiếc máy bơm hoạt động liên tục

Tim được ví như chiếc máy bơm để bơm máu đi khắp cơ thể. Hệ tuần hoàn hoạt động trơn tru nhờ tim và van. Áp lực này lớn để vận hành chu trình máu đến tim qua các tĩnh mạch và ra khỏi tim nhờ các động mạch. 

Trái tim hoạt động liên tục, với cơ thể người lớn thì tim có thể đập đến mười vạn lần trong 24h để hút hàng nghìn lít máu. Để làm được điều phi thường đó, trái tim sở hữu cấu tạo đặc biệt, đó là khối cơ rỗng được chia ra nhờ những vách ngăn và van.

Hệ thống dẫn truyền của tim

Để cho trái tim có thể đập liên tục không ngừng nghỉ là nhờ hệ thống các tế bào thần kinh. Nhiệm vụ của hệ thống đặc biệt này là kích thích và tạo nhịp để tim đập theo chu kỳ. Ngoài ra, còn dẫn truyền các xung động lan tỏa khắp các vị trí khác trên quả tim. Khi đường dẫn truyền hoặc tổ chức phát nhịp bị tổn thương thì nhịp tim sẽ bị rối loạn. 

Hệ thống động mạch

Múa từ tim di chuyển được đến các mô nhờ hệ thống động mạch. Máu sẽ vào động mạch chủ, đến các động mạch có nhỏ hơn, nhỏ hơn nữa, cuối cùng là đến các mô. Cấu tạo của động mạch có 3 lớp là vỏ xơ (lớp vỏ ngoài), lớp cơ (ở giữa) và  lớp tế bào lát nằm sâu trong lòng mạch. 

Động mạch có 2 tính chất là co thắt và đàn hồi. Bởi vậy dù tim chỉ bóp từng đợt nhưng máu vẫn được điều hòa và chảy liên tục về các cơ quan. Lực để duy trì dòng chảy của máu trong động mạch chính là huyết áp động mạch. Nó bao gồm huyết áp tối đa được tạo nên từ lực bóp của tim và huyết áp tối thiểu tạo ra bởi trương thành mạch. Huyết áp bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như sự co bóp của tim, thể tích máu, độ quánh của máu và sự đàn hồi của thành mạch.

Trong một số trường hợp thành mạch bị tổn thương, gây ra tình trạng tăng huyết áp do mất tính đàn hồi. Bên cạnh đó tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm, nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. 

Hình ảnh động mạch
Hình ảnh động mạch

>>> Xem thêm: Tiết Lộ 4 Cách Tăng Tuần Hoàn Đơn Giản Hiệu Quả

Hệ tĩnh mạch

Máu có thể di chuyển từ mô về tim được là nhờ hệ tĩnh mạch. Tĩnh mạch sẽ lớn dần khi máu về gần tim. Chính sức hút của tim, của lồng ngực và trọng lực đã tạo nên sự di chuyển của máu. 

Ở chi dưới, hệ thống tĩnh mạch thường được trang bị các van. So với động mạch thì thành tĩnh mạch ít sợi cơ trơn hơn nên khả năng co không bằng. Có nhiều nguyên nhân khiến hệ tĩnh mạch mắc bệnh, tắc nghẽn hoặc bị giãn ra. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động và chức năng của tuần hoàn.

Hệ thống mao mạch

Mao mạch chính là nơi trao đổi chất với các mô. Đây cũng là sợi dây liên kết các tiểu động mạch đến các tiểu tĩnh mạch. Tại thành mao mạch có một lớp nội mạc mỏng manh, giữ vai trò là tấm màng siêu lọc. 

Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

Hệ tuần hoàn hở khác với hệ tuần hoàn bình thường vì nó không có mao mạch. Với hệ tuần hoàn này, máu có thể dễ dàng đi lệch ra khỏi hệ thống. Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào có khác gì hệ tuần hoàn thường? Tim sẽ làm nhiệm vụ bơm máu vào khoang cơ thể. Xung quanh là các cơ quan, tại đây các mô sẽ có nhiệm vụ tự trao đổi chất với nhau. Sau đó, nhờ vào hệ thống mạch góp máu sẽ quay trở về tim. Bởi sự đơn giản nên hệ thống này phù hợp với những loại động vật chân đốt hoặc thân mềm.

Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?
Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

>>> Xem thêm: Suy Giảm Tuần Hoàn Máu Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng Bệnh

Lời kết

Qua những chia sẻ trong bài viết chắc hẳn bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về hệ tuần hoàn. Hơn nữa bạn sẽ biết được máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào. Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người, tham khảo những bài viết của Ondinhtieuduong.com để biết cách chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: www.Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button