Đau nhức đầu phía sau gáy là một bệnh lý khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Tùy từng triệu chứng trên cơ thế người bệnh chúng ta sẽ xác định được nhiều nguyên nhân nhức đầu sau gáy khác nhau. Hãy cùng Ondinhtieuduong.com tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, cách phòng và điều trị trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Nguyên nhân nhức đầu sau gáy
Nhức đầu sau gáy khiến cho người bệnh cảm thấy bị mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt và buồn nôn. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau như:
Viêm khớp cổ
Vùng cổ bị viêm khớp và sưng tấy gây ra những cơn đau ở phía sau đầu. Cơ đau thường dữ dội hơn khi bệnh nhân di chuyển. Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp cũng là nguyên nhân nhức đầu sau gáy.
Tư thế ngủ kém
Nằm sai tư thế ngủ cũng có thể gây đau sau đầu và cổ. Bởi ngủ như vậy sẽ tạo ra căng thẳng ở lưng, vai và cổ của bạn. Kết cục là gây ra đau đầu, đau nhói và âm ỉ ở đáy hộp sọ.
Đĩa đệm bị vỡ
Các đĩa đệm ở cột sống cổ bị vỡ có thể gây đau và căng cơ cổ. Cơn đau thường bắt đầu ở phía sau đầu và kéo dài lên thái dương hoặc sau mắt. Thậm chí một số trường hợp bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu ở vai hoặc cánh tay trên.
Đau dây thần kinh chẩm
Đau dây thần kinh chẩm xảy ra khi các dây thần kinh bị tổn thương. Nhiều người thường bị nhầm lẫn nó với chứng đau nửa đầu. Nó gây ra những cơn đau nhói, bắt đầu từ gốc của đầu và di chuyển lên da đầu.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Bệnh nhân đau sau mắt
- Cảm thấy nhói buốt ở cổ và sau đầu
- Bệnh nhân tương đối nhạy cảm với ánh sáng
- Da đầu mềm
- Đau khi cử động cổ
- Đau ở bên phải và sau đầu
Đau đầu do căng thẳng
Đau đầu do stress là nguyên nhân phổ biến nhất của rất nhiều người. Những cơn đau này xảy ra thường xuyên ở phía sau bên phải của đầu. Chúng có thể đi kèm với các triệu chứng như căng cứng cổ hoặc da đầu.
Chứng đau nửa đầu bên trái
Tương tự đau đầu bên phải, chứng đau nửa đầu bên trái có thể gây ra những triệu chứng cho bệnh nhân như:
- Đau đầu dữ dội
- Đau nhói phía trái đầu
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Chảy nước mắt
- Nhạy ánh sáng hoặc âm thanh
Đau đầu từng cụm
Có 2 loại đau đầu từng cụm thường gặp là đau từng cơn và bị thường xuyên. Đặc biệt, nó có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng.
Đau đầu từng cơn khiến người bệnh đau ở phía sau đầu hoặc hai bên đầu với các triệu chứng cần theo dõi bao gồm:
- Đau nhói đầu
- Cơ thể bồn chồn
- Buồn nôn
- Nước mắt chảy quá nhiều
- Nghẹt mũi
- Sụp mí mắt
>>> Xem thêm: Tiết Lộ 4 Cách Tăng Tuần Hoàn Đơn Giản Hiệu Quả
Phòng và điều trị bệnh nhức đầu sau gáy
Để có thể phòng và điều trị bệnh bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân nhức đầu sau gáy của mình.
Điều trị đau đầu do tư thế sai
Đau đầu do tư thế sai có thể được chỉ định điều trị ngay lập tức bằng acetaminophen. Về lâu dài, bệnh nhân có thể ngăn ngừa những cơn đau đầu này của mình bằng cách cải thiện tư thế của mình.
Chữa đau đầu do bệnh thoát vị đĩa đệm
Đau đầu do đĩa đệm thoát vị được bác sĩ đánh giá phụ thuộc vào việc điều trị tình trạng cơ bản bao gồm:
- Sử dụng vật lý trị liệu
- Kéo giãn nhẹ nhàng
- Nắn chỉnh cột sống
- Tiêm ngoài màng cứng để tiêu viêm và phẫu thuật nếu cần
Điều trị đau dây thần kinh chẩm
Đau dây thần kinh chẩm có thể được điều trị bằng nhiều cách như:
- Kết hợp liệu pháp nhiệt / ấm
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid theo đơn của bác sĩ
- Sử dụng vật lý trị liệu theo lộ trình
- Sử dụng liệu pháp xoa bóp thuốc giãn cơ.
- Tiêm thuốc gây tê cục bộ vào vùng chẩm để giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị đau đầu do căng thẳng
Đau đầu căng thẳng thường được điều trị bằng thuốc giảm đau không kê đơn . Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị cho bệnh nhân đau đầu căng thẳng mãn tính, nghiêm trọng. Ngoài ra việc để đầu óc thư giãn, nghỉ ngơi sau giờ học và làm việc cũng cải thiện tình hình rõ rệt.
Điều trị chứng đau nửa đầu
Đối với chứng đau nửa đầu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ngăn ngừa như thuốc giảm đau tức thì. Ngoài ra thì có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn như Excedrin Migraine.
Điều trị đau đầu từng đám
Điều trị đau đầu cụm có thể tập chung vào việc ngăn chặn các cơn tiếp tục xảy ra bao gồm:
- Sử dụng riptan: Có thể được tiêm để giảm đau nhanh chóng
- Sử dụng thuốc gây tê cục bộ
- Sử dụng thuốc corticosteroid
- Sử dụng thuốc chặn canxi
- Sử dụng thuốc melatonin
- Sử dụng thuốc chẹn thần kinh
- Trong trường hợp cực kỳ nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật
>>> Xem thêm: Thiếu Máu Não Có Nguy Hiểm Không?
Lời kết
Hy vọng qua bài viết bạn đã biết thêm những nguyên nhân nhức đầu sau gáy. cũng như cách phòng và điều trị bệnh. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh mệt mỏi và gặp nhiều trở ngại. Liên hệ với Ondinhtieuduong.com, các chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn riêng cho bạn giải pháp hợp lý nhất.
Thông tin liên hệ:
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: www.Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com