Sưng hạch bạch huyết là một trong số các bệnh lý thường gặp ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Bởi lẽ cơ thể con người thường không tránh khỏi những lúc bị nhiễm trùng làm sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch, kéo theo hiện tượng viêm sưng của các hạch. Vậy đâu là những nguyên nhân sưng hạch bạch huyết chủ yếu bạn không nên chủ quan? Hãy cùng ondinhtieuduong.com tìm hiểu trong nội dung sau nhé.
Mục lục bài viết
Nguyên nhân sưng hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết có ở khắp nơi trên cơ thể, việc khởi phát bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể là các nguyên nhân như:
Nhiễm trùng tai
Tai là nơi ẩn chứa nhiều hạch bạch huyết, khi mắc bệnh nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách làm sưng hạch quanh khu vực của tai. Thường thì trẻ nhỏ có nguy cơ bị nhiễm trùng tai nhiều hơn do đó bạn nên cẩn trọng với tình trạng sưng hạch bạch huyết.
Nhiễm virus
Theo nghiên cứu, ngay khi cơ thể bị virus tấn công sẽ kéo theo hiện tượng sưng hạch bạch huyết. Trong đó chủ yếu là các loại virus như virus gây bệnh thủy đậu, virus herpes zoster, rubella, virus HIV, Herpes simplex, siêu vi khuẩn gây bệnh cúm…
Nhiễm khuẩn
Tương tự như khi bị nhiễm virus, vi khuẩn cũng có khả năng làm nhiễm trùng, từ đó kéo theo chứng sưng hạch bạch huyết. Một số loại vi khuẩn gây sưng hạch bạch huyết nhiều nhất là
- Streptococcus – vi khuẩn gây viêm họng hoặc viêm amidan
- Staphylococcus- vi khuẩn làm ngộ độc thực phẩm
- Mycobacterium tuberculosis – vi khuẩn gây bệnh lao
Nhiễm HIV/AIDS
Khi nhiễm virus HIV/AIDS cơ thể bạn thường sẽ không để lại bất kỳ triệu chứng nào cụ thể, do đó việc phát hiện bệnh này là rất khó khăn. Một khi bệnh tiến triển tới giai đoạn cuối, nguy cơ tử vong rất cao. Vì thế các bác sĩ khuyến cáo khi nhận thấy sự viêm sưng lên của các hạch bạch huyết kèm theo biểu hiện suy nhược, đau cơ khớp và nhức đầu, hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay để được chẩn đoán chính xác.
Xem thêm:
Nhiễm trùng răng
Nhiễm trùng răng hoặc nướu có thể gây ra hiện tượng sưng hạch bạch huyết cao.
Mắc bệnh Mononucleosis
Khi mắc bệnh Mononucleosis các hạch bạch huyết ở cổ và nách của người bệnh có xu hướng sưng viêm. Không chỉ thế còn làm đau họng, sốt cao, ngứa ngáy, vàng da, chảy máu cam và khó thở.
Nhiễm trùng da
Một số bệnh lý ngoài da cũng có khả năng làm sưng hạch bạch huyết như Eczema, viêm da tiếp xúc, áp xe da do nhiễm khuẩn, chấy rận trên da đầu…, đi cùng với nó là triệu chứng phát ban, da đỏ, nóng, ngứa…
Đau họng
Đau họng mắc dù là biểu hiện bệnh lý vô cùng quen thuộc, nhưng có thể gây viêm sưng các hạch bạch huyết ở cổ hoặc dưới hàm.
Rối loạn hệ miễn dịch
Khi cơ thể mắc hội chứng rối loạn chức năng miễn dịch có thể kéo theo tình trạng dễ bị bệnh. Lúc này các nhóm vi khuẩn, virus từ bên ngoài có điều kiện tấn công và gây ra chứng sưng hạch bạch huyết vô cùng thuận lợi.
Ung thư
Hạch bạch huyết bị viêm sưng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh ung thư giai đoạn đầu như ung thư da, ung thư vú, ung thư bạch cầu, ung thư phổi hoặc ung thư dạ dày. Nguyên nhân là do khi các tế bào ung thư di chuyển qua các hạch bạch huyết sẽ khiến các hạch này bị nhiễm trùng và sưng tấy.
Mắc các bệnh lây qua đường tình dục
Ngoài các nguyên do trên thì nếu bạn mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn có nguy cơ sưng hạch bạch huyết cao. Vị trí sưng thường ở các chỗ nhạy cảm như vùng bẹn.
Các vị trí thường sưng hạch bạch huyết nhất
Thường thì hạch bạch huyết sẽ sưng ở các vị trí phổ biến là:
- Vùng cổ hoặc dưới hàm: Khi hạch bạch huyết bị sưng quanh khu vực này thường là do cơ thể đang bị nhiễm trùng răng hoặc áp xe, nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh do virus…. Đa phần hạch bạch huyết ở những vị trí này đều lành tính.
- Vùng sau tai và vùng chẩm (đáy sọ): Tương ứng ở các khu vực sưng hạch này sẽ là các bệnh liên quan tới nhiễm trùng quanh da đầu hoặc nhiễm trùng mắt.
- Vùng ở nách: Có thể nói nách là nơi bị sưng hạch bạch huyết phổ biến nhất. Khi bị sưng hạch ở nách nói lên nguy cơ mắc bệnh ung thư vú rất cao. Ngoài ra, cũng có thể liên quan tới ung thư hạch và bệnh bạch cầu.
- Vùng trên xương đòn: Sưng hạch bạch huyết ở xương đòn thường là cảnh báo của một số bệnh ung thư hoặc nhiễm trùng xung quanh xương đòn như nhiễm trùng phổi, ung thư phổi, ung thư hạch, ung thư vú hoặc ung thư ruột kết.
- Vùng ở háng: Khi bị sưng hạch bạch huyết ở nơi nhạy cảm này, khả năng cao bạn đang mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà không hề hay biết, hoặc đang nhiễm trùng chi dưới, hay ung thư bộ phận sinh dục.
Xem thêm:
- Tế bào máu WBC là gì? Khi nào cần làm xét nghiệm tế bào máu WBC?
- Giải đáp hạ canxi máu có nguy hiểm không?
Bài viết trên đây là tổng hợp các nguyên nhân sưng hạch bạch huyết bạn nên biết để kịp thời phát hiện và đến gặp bác sĩ để được tư vấn, thăm khám nhanh chóng. Hy vọng các nội dung sẽ cực kỳ hữu ích cho bạn nhé.