Suy Giảm Tuần Hoàn Máu Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng Bệnh

Máu là môi trường nuôi sống các tế bào trong cơ thể con người. Chính vì thế, suy giảm tuần hoàn máu khiến hầu hết các bộ phận trở nên yếu và dễ mắc bệnh hơn. Cùng Ondinhtieuduong.com tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục bài viết

Tìm hiểu về bệnh suy giảm tuần hoàn máu

Cơ thể của chúng ta đa phần là máu bao gồm:

  • Hồng cầu có tác dụng vận chuyển O2 và CO2
  • Bạch cầu giúp hỗ trợ miễn dịch 
  • Tiểu cầu có tác dụng đông máu
  • Huyết tương trong đó bao gồm: Nước, protein, yếu tố đông máu, tế bào miễn dịch, hormon, chất điện giải và các chất thải. 

Máu lưu cần được lưu thông khắp cơ thể với các chức năng quan trọng là:

  • Hô hấp: Máu giúp vận chuyển tuần hoàn O2 và CO2 giữa phế nang và tế bào
  • Dinh dưỡng: Máu có tác dụng chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ ruột non đến các tế bào
  • Đào thải: Có tác dụng vận chuyển các chất cặn bã đến các cơ quan bài tiết quan trọng trong cơ thể như thận, phổi, ruột, tuyến mồ hôi
  • Điều hòa hoạt động các cơ quan
  • Điều hòa nhiệt độ cơ thể, bảo vệ cơ thể

Suy giảm tuần hoàn máu bởi lượng máu trong cơ thể không được lưu thông tốt. Điều này dẫn tới việc rối loạn tuần hoàn các bộ phận khác bên trong cơ thể. Đây là một căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi với 1/3 số người mắc bệnh. Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều người trẻ mắc rối loạn tuần hoàn với các biểu hiện như:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Thường xuyên đau đầu, chóng mặt
  • Dễ gây cảm giác mất thăng bằng, hoa mắt, mất ngủ
  • Bệnh nhân suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, 
  • Nguyên nhân của bệnh suy giảm tuần hoàn máu
Bạn biết gì về bệnh suy giảm tuần hoàn máu
Bạn biết gì về bệnh suy giảm tuần hoàn máu

>>> Xem thêm: Thiếu Máu Não Có Nguy Hiểm Không?

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm tuần hoàn máu có thể kể đến như:

  • Cơ thể ít vận động, làm việc trí não quá nhiều 
  • Không chú ý đến chế độ nghỉ ngơi, tập luyện thể dục thể thao
  • Không ngủ đủ giấc và áp lực công việc khiến cơ thể suy nhược. 
  • Do thành mạch máu bị xơ hóa, dễ hình thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch khiến lưu thông máu bị trì trệ ở người cao tuổi.
  • Bệnh nhân tăng huyết áp
  • Bệnh nhân xơ vữa động mạch
  • Bệnh nhân mỡ máu
  • Người hút thuốc lá thường xuyên

Triệu chứng của người bệnh 

Khi mắc bệnh thì chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ không được đảm bảo. Một số triệu chứng bệnh ở nhiều mức độ như sau:

Thiếu máu não

Thiếu máu lên não là căn bệnh rất phổ biến có các triệu chứng như:

  • Bệnh nhân đau đầu
  • Hội chứng rối loạn tiền đình
  • Biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, ù tai
  • Bệnh nhân mất ngủ kinh niên
  • Gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh
  • Bệnh nhân làm việc trí óc không hiệu quả, sa sút trí tuệ, lú lẫn. 
  • Dễ dẫn đến tai biến mạch máu não
Thiếu máu lên não là triệu chứng rất phổ biến của bệnh
Thiếu máu lên não là triệu chứng rất phổ biến của bệnh

Thiếu máu mắt

Thiếu máu đến mắt có thể dẫn đến một số triệu chứng như:

  • Người bệnh khó nhìn
  • Nhìn mờ
  • Gây ra bệnh võng mạc
  • Bệnh thoái hóa điểm vàng
  • Đục thủy tinh thể 
  • Thậm chí là mù lòa.

Thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim khiến tim không thể nạp và bơm đủ máu gây ra các triệu chứng như:

  • Đau thắt ngực
  • Đau khi gắng sức
  • Đau ngay sau xương ức 
  • Đau nhói
  • Đau thắt chặt
  • Đau lan ra vai trái, cánh tay và bàn tay trái
  • Làm giảm chức năng co bóp cơ tim
  • Dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim cục
  • Suy tim
  • Rối loạn nhịp tim
  • Nguy cơ nhồi máu cơ tim 
  • Hoại tử cơ tim 

Thiếu máu tới gan

Thiếu máu tới gan làm gan được nuôi dưỡng kém gây ra các triệu chứng như

  • Cơ thể gầy gò
  • Cân nặng giảm đột ngột
  • Chán ăn
  • Giảm tiêu 
  • Mệt mỏi
  • Suy nhược cơ thể.

Thiếu máu tới thận

Thiếu máu tới thận do hẹp động mạch thận thường biểu hiện bằng tình trạng như:

  • Tăng huyết áp
  • Tăng ure
  • Nhiễm độc tế bào
  • Gây mệt mỏi và hôn mê
  • Nhiễm độc tế bào não. 
  • Tăng nguy cơ bị teo thận
  • Suy giảm chức năng thận.

Thiếu máu tới phổi

Thiếu máu tới phổi gây nên các triệu chứng:

  • Khó thở
  • Tím tái đầu chi
  • Suy hô hấp
  • Giảm hấp thụ oxy 
  • Giảm đào thải CO2
  • Gây nhồi máu phổi
  • Hoại tử nhu mô phổi
  • Xẹp phổi 
  • Bội nhiễm – viêm phổi.

Dạ dày, ruột non, ruột già

Thiếu máu tới dạ dày, ruột non, ruột già gây ra các triệu chứng:

  • Đầy bụng
  • Ợ hơi
  • Khó tiêu 
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Phân sống
  • Teo niêm mạc ruột
  • Nhồi máu ruột
  • Hoại tử ruột
  • Thủng ruột 

Khớp tay, chân, xương sống

Thiếu máu đến khớp tay, chân, xương sống làm giảm các chất nuôi dưỡng để tạo dịch khớp dẫn đến nhiều bệnh lý như:

  • Làm khô khớp
  • Dính khớp và thoái hóa khớp
  • Làm hệ xương giòn, dễ gãy
  • Giảm mật độ xương 
  • Gây lún và xẹp đốt sống.

Vùng vai gáy

Thiếu máu tới vùng vai gáy gây ra các triệu chứng như:

  • Đau mỏi vai gáy
  • Đau cứng cổ
  • Vận động khó khăn
  • Đau tăng lên khi quay, nghiêng đầu, giơ cao cánh tay.

>>> Xem thêm: Ăn Gì Bổ Máu Và Tốt Cho Cơ Thể?

Phòng và điều trị bệnh giảm tuần hoàn máu

Để có một cơ thể khỏe mạnh, mỗi chúng ta nên xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh, cân bằng giữa tập luyện và dinh dưỡng. Bên cạnh đó kết hợp sử dụng thêm những thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe như Bepharin.

Sau khi được bác sĩ chỉ định bệnh suy giảm tuần hoàn máu, bệnh nhân sẽ được sử dụng một số loại thuốc có khả năng làm giãn mạch não như:

  • Thuốc có chứa các thành phần: tanganil, sibelium, betaserc
  • Stugeron làm giãn mạch não
  • Duxil có tác dụng giúp tăng cung cấp oxy não
  • Piracetam giúp tăng lưu thông mạch máu.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và sinh hoạt lành mạnh để phòng bệnh
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và sinh hoạt lành mạnh để phòng bệnh

Lời kết

Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thể hiểu chi tiết về bệnh suy giảm tuần hoàn máu. Mọi thắc mắc cần giải đáp liên quan đến đến các vấn đề về sức khỏe hãy liên hệ ngay với Ondinhtieuduong.com nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: www.Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button