Chiếm 1 tỷ lệ đáng kể trong số các bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và bệnh tăng dần theo tuổi tác, không chừa bất cứ ai đó là bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Khi mắc bệnh người bệnh cảm thấy khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy bệnh này như thế nào? Có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây của NESFACO sẽ giải đáp tất tần tật về suy giãn tĩnh mạch chân.
Mục lục bài viết
Tìm hiểu về suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý thường gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể nhưng thường hay xảy ra nhất là ở tĩnh mạch chân. Vì phần tĩnh mạch ở chân dài có cấu tạo phức tạp thường phải chịu áp lực rất lớn của cả cơ thể. Khi mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân sẽ gây phù nề, da có những thay đổi và gây cảm giác khó chịu do tăng áp lực tĩnh mạch chi dưới.
![Suy giãn tĩnh mạch chân](https://ondinhtieuduong.com/wp-content/uploads/2021/03/Suy-gian-tinh-mach-chan-1.jpg)
Nguyên nhân và yếu tố gây suy giãn tĩnh mạch chân
Nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch chân có thể chia ra làm 2 phần: nguyên nhân phát và nguyên nhân thứ phát. Nguyên nhân phát chiếm 70% tỷ lệ phát bệnh và thường do khiếm khuyết bẩm sinh hoặc do thay đổi trong sinh hóa thành tĩnh mạch. Nguyên nhân thứ phát chiếm tỷ lệ 30% là do hậu quả của các huyết khối tĩnh mạch sâu kích thích quá gây ra phản ứng viêm làm tổn thương thành tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch chân hay xảy ra ở nữ giới hơn do các yếu tố kích thích tĩnh mạch quá mức như: béo phì, thai kỳ, đứng lâu,… Ngoài ra còn có 1 số yếu tố khác gây ra bệnh như: tuổi tác cao, tiền căn huyết khối tĩnh mạch chi dưới, sử dụng thuốc tránh thai, gặp chấn thương ở chân, tăng huyết áp cao, do thói quen xấu.
Dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch chân
Bệnh có nhiều mức độ và chia ra làm các giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ có các triệu chứng riêng biệt.
Giai đoạn đầu
- Có cảm giác khó chịu ở bắp chân, nặng chân, đôi khi có cảm giác kiến bò, nóng rát.
- Thường xuyên xảy ra tình trạng chuột rút, hay gặp vào ban đêm.
- Sưng phù xung quanh mắt cá chân, bắp chân.
- Các tĩnh mạch, mao mạch bị giãn ra nổi rõ ở chân.
- Đau nhức , tê mỏi chân hay xảy ra vào buổi tối.
![Suy giãn tĩnh mạch chân](https://ondinhtieuduong.com/wp-content/uploads/2021/03/Suy-gian-tinh-mach-chan-2.jpg)
Giai đoạn sau
- Các huyết khối tĩnh mạch được hình thành ở chân. Biểu hiện rõ nhất là các tĩnh mạch nổi hẳn lên có thể nhìn rõ bằng mắt, sờ vào thấy cứng, đau nhức, đỏ da, chân nóng, sưng đỏ, ngứa, có thể chảy máu, bị nhiễm trùng. Nếu bị huyết khối tĩnh mạch sâu nặng có thể nguy hiểm tới tính mạng do huyết khối bị bong và đi lên phổi gây tắc mạch phổi.
- Loạn dưỡng da chân: Da chân bị phù nề, dày lên, có thể bong vảy da, chảy nước và thay đổi màu sắc.
- Loét chân: chân xuất hiện các vết loét từ nhỏ cho đến lớn dần gây cảm giác rất đau, dễ bị vi khuẩn tấn công vì các vết loét.
![Suy giãn tĩnh mạch chân](https://ondinhtieuduong.com/wp-content/uploads/2021/03/Suy-gian-tinh-mach-chan-3-1.jpg)
Suy giãn tĩnh mạch chân nguy hiểm như nào?
Trên thực tế suy giãn tĩnh mạch chân không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng đừng vì thế mà bạn chủ quan không để tâm đến nó. Khi mắc suy giãn tĩnh mạch chân người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, đi lại khó khăn gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và gây mất thẩm mỹ do các tĩnh mạch nổi lên hằn rõ ở chân.
Ngoài ra 1 số vấn đề người bệnh có thể gặp phải là tình trạng mạch máu dễ bị vỡ nếu không may va chạm hoặc gặp các chấn thương ở vùng chân. Việc này rất là nguy hiểm.
Biện pháp điều trị hiệu quả suy giãn tĩnh mạch chân
Tùy theo mức độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân mà sẽ có phương hướng điều trị khác nhau. Mục tiêu điều trị bao gồm: giảm khó chịu, giảm phù nề, loại bỏ giãn tĩnh mạch lấy lại vẻ đẹp bên ngoài của da, điều trị vết loét (nếu có). Các phương pháp có thể điều trị như sau:
![Suy giãn tĩnh mạch chân](https://ondinhtieuduong.com/wp-content/uploads/2021/03/Suy-gian-tinh-mach-chan-4.jpg)
- Điều trị nội khoa: mang vớ áp lực đeo thường xuyên vào ban ngày để hạn chế máu chảy ngược, giảm phù nề; dùng thuốc giảm đau, chống viêm để làm tăng độ bền thành mạch máu, làm tan các cục máu đông,… thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, hạn chế đứng ngồi lâu, tăng cường tập thể dục thể thao nhẹ nhàng.
- Chích xơ: chích khi có các giãn tích mạch nhỏ tích tụ lại tạo thành cục.
- Phẫu thuật: cắt lấy bỏ các giãn tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch,…
Tham khảo thêm:
Lời kết
Tất tần tật về suy giãn tĩnh mạch chân là thông tin rất cần thiết đối với tất cả mọi người. Ai cũng có thể bị bệnh, nếu biết chi tiết về bệnh sẽ giúp chúng ta phòng tránh được bệnh tốt hơn. Nếu còn có gì chưa hiểu bạn đọc có thể để lại bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp thêm. Chúc các bạn có 1 sức khỏe thật tốt để trải nghiệm cuộc sống tươi đẹp.
CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: https://ondinhtieuduong.com
- Email: info@nesfaco.com