Cảnh Báo Những Tác Dụng Phụ Của Thuốc Trị Nghẹt Mũi

Khi nghẹt mũi, người bệnh không chỉ có cảm giác khó chịu, bức bối trong sinh hoạt, mà nếu để lâu nó còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Để phòng tránh, nhiều người sử dụng thuốc như là một “vị cứu tinh” tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải sử dụng thuốc lúc nào cũng hiệu quả mà không gây bất cứ tác dụng phụ nào. Sử dụng thuốc trị nghẹt mũi sao cho đúng cách? Tác dụng phụ của thuốc trị nghẹt mũi là gì? Hãy cùng ondinhtieuduong.com đi tìm câu trả lời trong bài viết bên dưới nhé!

Mục lục bài viết

Nguyên nhân gây ra bệnh nghẹt mũi 

Nghẹt mũi hay ngạt mũi, là một hiện tượng diễn ra trên vùng mặt, khi cả cả hai hoặc một lỗ mũi bị dịch nhầy ngăn bít, tắc. Bệnh khiến bạn không thể thở được bình thường bằng mũi mà phải nhờ đến sự trợ giúp của miệng.

Bản chất của mũi là dùng hệ thống lông lọc bớt bụi bẩn rồi làm ẩm và làm ấm bởi hệ thống mạch máu rồi mới đưa không khí xuống họng và phổi. Việc dùng miệng để thở về lâu về dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt cho đường hô hấp. Cụ thể, bạn sẽ gặp thêm các bệnh như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,…

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh nghẹt mũi
Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh nghẹt mũi

Theo nghiên cứu từ các bác sĩ chuyên khoa bệnh nghẹt mũi có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng các nguyên nhân chủ yếu thường gặp  là

  • Dị tật bẩm sinh ở bộ phận, các cơ quan mũi khiến mũi bị tịt, khó thở được.
  • Do tình trạng viêm nhiễm, viêm mũi dị ứng, tác động từ môi trường, thời tiết.
  • Mũi có dị vật khác thường, bị chấn thương khiến bạn bị ngạt mũi.
  • Do rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh hoặc khi mang thai.  
  • Ngoài ra, bệnh nghẹt mũi còn xảy ra do một số bệnh lý thông thường như: cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản,…

Tác dụng phụ của thuốc trị nghẹt mũi

Bệnh nghẹt mũi không quá nguy hiểm, nhưng vì gây quá nhiều cảm giác khó chịu nên nhiều người buộc phải tìm cách chữa trị dứt điểm tình trạng này.  Trong đó, dùng bình rửa mũi, máy hút mũi, uống trà gừng hay ăn thực phẩm cay là cách hay được dùng.

Thế nhưng tất cả phương pháp này gây mất nhiều thời gian và công sức mà hiệu quả chữa trị thì không dứt điểm liền. Đó là lý do người bệnh lựa chọn một phương án nhanh chóng hơn, dùng thuốc đặc trị. Thậm chí là dùng vô tội vạ và không biết, không hiểu rằng mình có dùng đúng hay không.

Những liều thuốc mua vội vã ngoài cửa hàng có thể giúp bạn giảm đi sự khó chịu của căn bệnh này nhưng bạn có biết rằng đó chính là con dao 2 lưỡi để lại vô vàn các tác dụng phụ khó lường:  

Thuốc trị nghẹt mũi gây tăng huyết áp

Việc tự ý mua thuốc trị nghẹt mũi bên ngoài dễ dàng đến trường hợp cao huyết áp đột ngột. Vì theo nghiên cứu từ bác sĩ tim mạch cho biết trong thành phần của thuốc trị nghẹt mũi hầu hết đến tác động đến huyết áp. Vì thế với người mắc bệnh cao huyết áp thường niên khi mua thuốc cần phải báo với người bán để thay thế thuốc thích hợp hơn.

Thuốc trị nghẹt mũi là tác nhân dẫn đến huyết áp tăng đột ngột
Thuốc trị nghẹt mũi là tác nhân dẫn đến huyết áp tăng đột ngột

Với bệnh nhân cao huyết áp bên cạnh việc chú trọng về chế độ dinh dưỡng, cần phải tìm đến bài thuốc bổ dưỡng để duy trì ổn định chỉ số huyết áp trong cơ thể. Và, APHARIN là dòng sản phẩm dành cho bệnh nhân cao huyết áp viên mãn đang gây “sốt” trên thị trường. 

 Sản phẩm APHARIN được điều chế từ các loài cây thảo dược quý như đơn bì, hoa hòe, phục linh, sơn thù, trạch tả v.v… Vì thế không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc, do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm và tin dùng. 

CÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT:  Biến chứng của bệnh tăng huyết áp là gì?

Thuốc trị nghẹt mũi làm tăng nhịp tim

Không chỉ ảnh hưởng không tốt với người cao huyết áp, mà với những ai đang mắc phải bệnh tim bẩm sinh cũng cần lưu ý khi sử dụng thuốc trị ngạt mũi. Thuốc có khả năng gây biến đổi nhịp tim ở tình trạng nhẹ, tuy nhiên vấn đề này không hề tốt tí nào. Vì thế, bạn nên sử dụng các phương pháp nhân gian, tự nhiên để chữa trị căn bệnh nghẹt mũi đang gặp phải. 

Thuốc trị nghẹt mũi có tác động không tốt đến tim
Thuốc trị nghẹt mũi có tác động không tốt đến tim

XEM NGAY: Hay hồi hộp tim đập nhanh là bệnh gì?

Thuốc trị ngạt mũi có thể gây buồn ngủ

Nếu bạn đã từng gặp phải cơn buồn ngủ kéo đến “khó cưỡng lại” khi sử dụng thuốc nghẹt mũi thì chắc chắn rằng đây là tác dụng phụ mà thuốc gây ra. Mặc dù việc gây buồn ngủ của thuốc không làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, nhưng đôi lúc khiến bạn cảm thấy khó chịu khi mọi việc chưa giải quyết xong hay “nhà còn bao việc” mà lại phải ngả lưng để ngủ thì quả thật không hề yên tâm tí nào!

Buồn ngủ là tác dụng phụ thường gặp của thuốc trị ngạt mũi
Buồn ngủ là tác dụng phụ thường gặp của thuốc trị ngạt mũi

Những cách chữa nghẹt mũi bằng phương pháp nhân gian không dùng thuốc: 

Với những tác dụng phụ của thuốc trị nghẹt mũi như thế chắc hẳn bạn đang rơi vào tình trạng do dự làm thế nào để chữa trị căn bệnh khó chịu này nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe cho bản thân? Để chữa trị bệnh ngạt mũi không bắt buộc bạn phải dùng thuốc, mà thay vào đó bạn có thể sử dụng một vài phương pháp tự nhiên mà ondinhtieuduong.com gửi đến như: 

Chữa nghẹt mũi bằng dầu Khuynh Diệp

Đây là loại dầu quen thuộc với trẻ nhỏ, bạn có thể mua dầu Khuynh Diệp tại bất kỳ tiệm thuốc nào. Hãy chuẩn bị một bát nước nóng, sau đó cho vào một vài giọt dầu Khuynh Diệp, từ từ hít vào hương dầu bay lên để làm thông thoáng đường mũi. Kiên trì thực hiện từ 2 – 3 lần trong tuần, căn bệnh nghẹt mũi sẽ “biến mất không dấu vết”.

Xông hơi với sả và lá chanh có tác dụng trị nghẹt mũi hiệu quả
Xông hơi với sả và lá chanh có tác dụng trị nghẹt mũi hiệu quả

Xông tinh dầu sả lá chanh để trị nghẹt mũi

Việc xông hơi cùng tinh dầu sả lá chanh không chỉ giúp bạn đẩy lùi cơn nghẹt mũi gây khó chịu mà còn giúp thông thoáng da mặt, làm sạch bã nhờn trên da mặt, đánh bay mụn đầu đen. Cách nấu nước xông hương sả chanh khá đơn giản: 

  • Chuẩn bị: 2 – 3 củ sả, 1 quả chanh, 1 thìa muối. 
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ vào đó khoảng nửa lít nước. Tiến hành đun sôi trên bếp, sau đó giảm nhỏ lửa để nguyên liệu hòa trộn vào nhau. 
  • Dùng 1 tấm khăn to trùm đầu lại và bắt đầu xông cho đến khi không còn cảm thấy hơi nóng nữa. Khi xông cùng nước sả chanh bạn nên hít thật sâu, thở thật nhẹ nhàng để cảm nhận hương thơm dịu nhẹ. 

THAM KHẢO THÊM: Khó Thở, Đau Tức Ngực Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

Kết luận

Việc lưu ý các tác dụng phụ của thuốc trị nghẹt mũi sẽ giúp bạn chủ động hơn khi cơ thể xảy ra các biểu hiện bất thường khi dùng thuốc điều trị. Đặc biệt, với những người cao huyết áp, bệnh tim mạch cần phải được chú ý và có bài thuốc riêng trong quá trình điều trị bệnh nghẹt mũi. 

Thay vì phải hồi hộp vì những biến chứng bất ngờ của thuốc tại sao bạn không áp dụng phương pháp điều trị nghẹt mũi dân gian mà ondinhtieuduong.com gửi đến trên đây!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button