Tìm hiểu về trường hợp tăng huyết áp do vận động

Người mắc phải chứng cao huyết áp thường được khuyên nên thay đổi chế độ ăn ít mặn, kết hợp ăn nhiều trái cây, rau xanh và luyện tập thể thao. Tuy nhiên, trong thực tế lại cho thấy có không ít tình trạng tăng huyết áp do vận động. Vậy liệu lời khuyên trên có đáng tin hay không và lý do việc vận động làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp là gì? Cùng NESFACO trả lời những thắc mắc trên thông qua nội dung sau.

Mục lục bài viết

Nguyên nhân gây tăng huyết áp do vận động

Sự suy giảm tế bào nội mô

tăng huyết áp do vận động
Khi cơ thể vận động huyết áp thường có xu hướng tăng

Trong nhiều trường hợp, huyết áp có thể bị tăng cao đột ngột khi tập luyện thể thao hoặc vận động mạnh tương tự như trường hợp rối loạn nhịp tim suy tim. Trong thực tế, các nguyên nhân gây tăng huyết áp do vận động còn có thể để lại di chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân chính, khi vận động gắng sức hoặc cường độ cao, một số trường hợp sẽ xuất hiện sự suy giảm những tế bào nội mô làm ảnh hưởng đến sự giãn nở của động mạch. Mạch không co giãn tốt khiến lưu lượng máu cần cung cấp cho cơ thể nhằm phục vụ quá trình vận động không đủ đáp ứng và gây ra tình trạng cao huyết áp.

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

Những ai dễ tăng huyết áp do vận động

Nói một cách khác, khi cơ thể tham gia hoạt động thể chất, vận động thể thao huyết áp thường có xu hướng tăng để đảm bảo việc cung cấp đầy đủ oxy cho các tế bào cơ thể. Tuy nhiên, phản ứng trên của cơ thể có thể bị phóng đại ở một số cá nhân (đặc biệt là cá nhân có bệnh sử: tim mạch, tiểu đường, mỡ máu, nghiện thuốc lá,…) và dẫn đến tác động tiêu cực cho người bệnh.

Tăng huyết áp do vận động có nguy hiểm không?

Lấy ví dụ, đối với người bình thường, khi vận động huyết áp có thể đạt đến chỉ số 200mmHg. Trong khi đó, những trường hợp các cá nhân đặc biệt, huyết áp của họ có thể tăng đến 250mmHg thậm chí cao hơn. Nguy hiểm hơn ngoài tăng huyết áp do vận động, những nguyên nhân tuổi tác, thời kỳ mãn kinh, tăng cao lượng cholesterol, bệnh tiểu đường hay hút thuốc cũng có thể gặp phải trường hợp này.

Người mắc chứng cao huyết áp có nên tập thể dục?

Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã thực hiện hàng loạt thí nghiệm và chứng minh được có hàng loạt lợi ích tích cực của việc tập thể thao đối với người bị tăng huyết áp. Rằng việc bơi lội, đi bộ hoặc nâng tạ trong phòng tập thể dục trị huyết áp cao cũng như thuốc và có thể làm giảm chỉ số huyết áp trung bình đến 4.38mmHg. Điều đó có nghĩa rằng việc đổ lỗi tăng huyết áp do vận động là hoàn toàn không chính xác.

Không nên tập thể thao bởi có thể tăng huyết áp do vận động?

Nói đúng hơn, chỉ những trường hợp vận động quá sức, chọn những bài tập luyện không hợp lý hoặc do cơ thể vốn có bệnh sử trước đó mới có thể khiến nguy cơ cao huyết áp gia tăng. Bệnh nhân tăng huyết áp đột ngột khi luyện tập cũng có thể do trước đó đã hút thuốc hoặc, ăn nhiều thực phẩm quá mặn hoặc nhiều lý do khác. Trong khi đó, những bài tập vừa sức có thể kích thích quá trình lưu thông máu huyết, giúp thư giãn đầu óc và kiểm soát huyết áp tốt hơn.

Hướng dẫn vận động thích hợp cho người cao huyết áp

Tập thể thao có tác dụng tương tự thuốc ổn định huyết áp

Người mắc chứng tăng huyết áp nên vận động những bài tập vừa phải trong 150 phút mỗi tuần và những bài tập cường độ cao chỉ nên tập phân nửa thời gian đó, tức 75 phút. Khi luyện tập cần chú ý những điểm sau:

  • Nên thực hiện các thao tác khởi động, làm nóng cơ thể trước khi luyện tập và giảm tốc độ luyện tập dần trước khi hoàn thành bài tập để giúp cơ thể thích nghi tốt với cường độ luyện tập.
  • Chọn bài tập vừa sức, không chọn bài tập quá nhẹ sẽ không mang đến nhiều tác dụng hoặc bài tập quá nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu cảm thấy khó thở hoặc khó chịu khi luyện tập cần lập tức ngừng lại, không nên cố gắng hoàn thành bài tập.
  • Trong trường hợp không có thời gian tập luyện và ngồi quá lâu, cố gắng xen kẽ từ 5 phút đến 10 phút để vận động để kích thích máu huyết lưu thông.

Một số bộ môn vận động thích hợp cho chứng cao huyết áp bao gồm: đi bộ, bơi lội, bóng bàn, đi bộ nhanh, cầu lông,… Để đảm bảo an toàn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước về việc luyện tập và cần theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên để kiểm tra sức khỏe.

Kết luận

Nói tóm lại, tăng huyết áp do vận động có thể xảy ra do sự suy giảm của tế bào nội mô làm ảnh hưởng đến sự co giãn động mạch hoặc nhiều nguyên nhân khác. Để có được sự ổn định huyết áp, tốt hơn hết nên nhận tư vấn của bác sĩ về chế độ luyện tập thích hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể. Việc đồng hành với một huấn luyện viên tập thể dục riêng cũng là gợi ý tốt để đảm bảo các bài tập tham gia là vừa sức. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tìm hiểu thêm về những sản phẩm có thành phần thảo dược 100% để cải thiện huyết áp hiệu quả như APHARIN.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button