Nhóm thuốc chứa corticoid trong thành phần thường được sử dụng để chống viêm, chống dị ứng, gây ức chế miễn dịch. Mặc dù sử dụng corticoid sẽ mang đến hiệu quả điều trị bệnh cao nhưng nếu lạm dụng nó sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Cùng ondinhtieuduong.com theo dõi bài viết sau để có thêm nhiều thông tin hữu ích cho bản thân nhé!
Mục lục bài viết
Corticoid là gì?
Corticoid là một loại thuốc kháng viêm có tên đầy đủ là glucocorticoid. Đây là loại thuốc được sử dụng để điều trị rất nhiều loại bệnh lý tương tự như hormone do tuyến thượng thận sản xuất. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc chứa corticoid trên thị trường được sản xuất ở nhiều dạng khác nhau như:
- Dạng tiêm dùng trực tiếp vào trong khớp, mạch máu, cơ.
- Dạng hít qua miệng.
- Dạng viên dùng đường uống.
- Dạng xịt vào mũi.
- Dạng bôi dùng để thoa vào mũi, tai, da, mắt,…
- Dạng dung dịch sử dụng kèm với máy khí dung.
Nhóm thuốc chứa corticoid được chỉ định sử dụng trong trường hợp nào?
Nhóm thuốc có chứa corticoid trong thành phần được chỉ định để sử dụng điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. Trong đó, chúng ta có thể kể đến như:
- Cơn gút cấp.
- Nhóm bệnh tự nhiễm như: Hội chứng lupus, bệnh Crohn, viêm khớp dạng thấp,…
- Sử dụng kèm các loại thuốc điều trị ung thư để phòng chống buồn nôn và nôn mửa.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản.
- Sử dụng khi cơ thế không tự sản sinh ra các hormone tuyến thượng thận.
- Điều trị các phản ứng viêm nặng trong một thời gian ngắn.
- Sử dụng kèm các loại thuốc điều trị khác để dự phòng thải ghép các cơ quan như: thận, gan,…
- Dùng điều trị kích ứng nhẹ do côn trùng đốt, phát ban, vảy nến, eczema,…
Cách sử dụng thuốc có chứa corticoid
Như đã nói bên tên nhóm thuốc có chứa corticoid trong thành phần thường được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao thì bệnh nhân cần phải sử dụng đúng cách, tránh lạm dụng thuốc. Sau đây là cách sử dụng các loại thuốc có chứa corticoid mà bạn nên tham khảo:
- Đường uống: Những thuốc đường uống thường được bào chế ở dạng viên nang, si rô hoặc viên nén để điều trị những bệnh lý mãn tính như: Hội chứng lupus, viêm khớp dạng thấp,…
- Đường xịt/phun: Những loại thuốc này thường được dùng bằng cách phun trực tiếp và mũi hoặc miệng để điều trị các loại bệnh như: Hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…
- Đường bôi: Đây là dạng thuốc thường được sử dụng để thoa trực tiếp vào những khu vực bị tổn thương để chữa lành.
- Đường tiêm: Dạng thuốc này được dùng bằng cách tiêm trực tiếp vào mạch máu, cơ, khớp để điều trị những bệnh lý như: Viêm gân, đau nhức cơ,…
Tác dụng phụ của thuốc chứa corticoid
Mặc dù mang đến hiệu quả điều trị bệnh cao nhưng thuốc chứa corticoid cũng có thể gây nên nhiều tác dụng gây ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe. Cụ thể như:
Đối với thuốc có chứa corticoid đường uống
Thuốc có chứa corticoid đường uống có thể gây ảnh hưởng tới mọi cơ quan trên cơ thể thay vì một vị trí cụ thể nào đó. Tùy thuộc vào liều dùng mà mức độ tác dụng phụ sẽ khác nhau. Cụ thể là tác dụng phụ sẽ càng nặng nếu liều dùng cao. Sau đây là một số phản ứng không mong muốn khi sử dụng thuốc có chứa corticoid đường uống gây nên:
- Tăng huyết áp.
- Tăng nhãn áp (tăng áp lực trong mắt), đục thủy tinh thế.
- Tích giữ nước và gây sưng phù ở chân.
- Suy giảm trí nhớ, rối loạn hành vi, mê sảng hoặc lú lẫn.
- Tâm thay đổi tâm trạng thất thường.
- Bị tích tụ các mô mỡ ở sau gáy, mặt, bụng và tăng cân bất thường.
- Tăng nguy cơ mắc tiểu đường bởi lượng đường huyết cao.
- Nguy cơ bị nhiễm trùng, vi khuẩn, nấm tấn công tăng cao.
- Tăng nguy cơ bị loãng xương.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, yếu cơ, buồn nôn và nôn.
- Bào mòn da, gây thâm và quá trình làm lành vết thương lâu.
Đối với thuốc có chứa corticoid dạng hít
Khi bệnh nhân sử dụng thuốc có chứa corticoid dạng hít thì nguy cơ thuốc đọng lại cổ họng và trong khoang miệng rất cao. Tình trạng này có thể dẫn đến: Khàn tiếng hoăc tưa miệng (nhiễm nấm trong khoang miệng). Vậy nên, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng bạn nên vệ sinh sạch sẽ khoang miệng bằng các loại nước súc miệng chuyên dụng sau khi dùng thuốc có chứa corticoid dạng hít. Ngoài ra, ở một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy, thuốc có chứa corticoid dạng hít còn có thể gây chậm phát triển ở trẻ em.
Đối với thuốc có chứa corticoid dạng bôi ngoài da
Nếu lạm dụng thuốc có chứa corticoid dạng bôi sẽ làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá, đỏ da và làm mỏng da.
Đối với thuốc có chứa corticoid đường tiêm
Thuốc có chứa corticoid đường tiêm có thể gây nên nhiều phản ứng tại vị trí tiêm. Trong đó, những tác dụng phụ thường thấy nhất là: Mất màu trên da, làm mỏng da, vị trí tiêm sưng đau dữ dội,… Ngoài ra, ở một số bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc có chứa corticoid đường tiêm còn gặp phải những tình trạng như: Lượng đường huyết cao, mất ngủ, khó ngủ, mặt thường xuyên đỏ và nóng bừng,…
Lời kết
Mặc dù thuốc chứa corticoid mang đến công dụng cao trong điều trị các loại bệnh lý nhưng nó cũng tồn tại song song nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy nên, bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ. Hy vọng những thông tin được ondinhtieuduong.com chia sẻ bên trên sẽ hữu ích dành cho bạn đọc. Chúc bạn mạnh khỏe!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ công ty: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com