Mỡ máu cao là một căn bệnh nguy hiểm và đang dần trở nên phổ biến. Khi bị mỡ máu cao bắt buộc phải sử dụng thuốc điều trị giảm mỡ máu. Tuy nhiên các loại thuốc hạ mỡ máu thường gây nhiều tác dụng phụ. Vậy thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu là hiệu quả mà không ảnh hưởng tới sức khỏe? Cùng Nesfaco tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục bài viết
Bệnh mỡ máu cao và tác hại của nó
Bệnh mỡ máu cao đang giành được rất nhiều nhiều sự quan tâm của mọi người. Đây là một căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Tìm hiểu về bệnh máu nhiễm mỡ
Bệnh mỡ máu là bệnh là bệnh mà các chỉ số thành phần các chất trong máu vượt mức giới hạn an toàn dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này chủ yếu cho thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học gây lên như:
- Ăn nhiều thức ăn nhanh chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao, ăn nhiều mỡ động vật
- Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều cũng là nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu
- Do đặc thù công việc ít vận động, người bị béo phì, thừa cân. Các chất béo không được chuyển hóa thành năng lượng mà tích tụ lại.
- Do cường độ làm việc cao, áp lực, căng thẳng trong học tập dẫn tới tình trạng stress dẫn tới rối loạn chức năng chuyển hóa lipid.
- Do các vấn đề liên quan tới gen đột biến di truyền làm thay đổi quá trình chuyển hóa các cholesterol.
- Do các bệnh lí khác như đái tháo đường, gút, suy gan, suy thận…
Các tác hại của bệnh máu nhiễm mỡ
Bản thân bệnh máu nhiễm mỡ không trực tiếp gây hại mà nó gây ra các biến chứng nguy hiểm gây hại cho sức khỏe. Cụ thể như sau:
- Ảnh hưởng tới hệ tim mạch: Tình trạng máu nhiễm mỡ khiến cho các động mạch bị hẹp lại. Lượng máu đến tim đi sẽ bị giảm, và từ tim đi khó được lưu thông. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch…
- Ảnh hưởng tới não bộ: Máu nhiễm mỡ làm giảm lượng máu lưu thông lên não gây ra tình trạng thiếu máu não, thiếu oxy lên não. Trường hợp nhẹ có thể dẫn tới hoa mắt chóng mặt, nặng có thể gây đột quỵ, chết não.
- Gây tăng huyết áp: Do động mạch bị mảng bám làm hẹp lại. Tim hoạt động co bóp nhiều hơn, khả năng hấp thu và giữ nước trong cơ thể cũng tăng. Điều này dẫn tới tình trạng huyết áp tăng cao.
- Gây ra bệnh gan nhiễm mỡ: Do chức năng chuyển hóa lipid rối loạn làm ảnh hưởng tới quá trình làm việc của gan. Lúc này gan cũng sẽ dần bị rối loạn và gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
Các nhóm thuốc điều trị mỡ máu cao
Khi mức độ máu nhiễm mỡ ở cấp độ cao thì cần phải được điều trị bằng thuốc giảm mỡ máu. Tuy nhiên các loại thuốc này cần phải được sự chỉ định của bác sĩ. Sau đây là một số nhóm thuốc thường được sử dụng điều trị bệnh máu nhiễm mỡ.
Nhóm thuốc Statin
Đây là nhóm thuốc hỗ trợ điều trị giảm mỡ máu hiệu quả nhất được các bác sĩ chỉ định. Các loại thuốc trong nhóm này thường được kết thúc bằng đuôi statin như: Simvastatin, Atorvastatin, Rosuvastatin…
Khi sử dụng các loại thuốc trong nhóm này thường gây ra các tác dụng phụ như: đau cơ, tổn thương gan, rối loạn tiêu hóa, các vấn đề về thần kinh, tiểu đường…
Nhóm thuốc fibrat
Nhóm thuốc này được sử dụng phổ biến trong việc điều trị mỡ máu. Thuốc có tác dụng giảm các cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt. Thuốc có thể dùng kết hợp với nhóm statin để mang lại hiệu quả tốt hơn. Một số loại thuốc trong nhóm này như: Fenofibrat, Cibrofibrat, Berafibrat…
Tuy nhiên thuốc cũng gây ra một số tác dụng phụ như: táo bón, đau đầu, chóng mặt, ảnh hưởng tới gan thận,…Nhất là khi kết hợp với nhóm thuốc statin còn gây ra những tác dụng phụ nhiều hơn. Vì vậy cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng và tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
Nhóm Niacin ( vitamin nhóm B)
Đây là một dạng thuốc bổ chứa nhiều vitamin nhóm B. Chúng có tác dụng tốt trong việc điều trị mỡ máu. Các vitamin nhóm B giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Vì là một dạng thuốc bổ nên bạn có thể mua mà không cần theo đơn của bác sĩ. Niacin có nhiều trong một số loại thuốc như: Niapan, Nicoar… Ngoài ra chúng còn chứa nhiều trong một số loại thực phẩm như: súp lơ, cà chua, rau chân vịt, hạnh nhân, cà rốt…
Uống thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu thì ngưng sử dụng
Thuốc giảm mỡ máu thường gây ra các tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài. Vậy thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu:
Khi hết đợt điều trị thì nên dừng uống thuốc
Bệnh tăng mỡ máu thường được điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ theo một kỳ nhất định. Khi hết thời gian sử dụng thuốc cần đến bác sĩ để kiểm tra lại, và chuẩn bị cho kỳ điều trị mới nếu tình trạng chưa được cải thiện. Bạn tuyệt đối không được tự đi mua thuốc điều trị khi thấy thuốc đã hết.
Dừng uống thuốc khi mỡ máu đã hạ về mức ổn định
Người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc nếu khi kiểm tra mỡ máu đã hạ về mức ổn định và được bác sĩ chỉ định dừng uống thuốc. Khi mỡ máu đã hạ người bệnh cần thay đổi, tập cho mình cuộc sống sinh hoạt khoa học, thay đổi thói quen ăn uống và tập luyện thể dục hàng ngày.
Dừng uống thuốc khi tác dụng phụ nghiêm trọng
Khi gặp các tác dụng phụ có dấu hiệu bất thường và nguy hiểm. Nên dừng uống thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ để có phương pháp điều trị mới phù hợp. Không nên cố tình uống có thể gây ra các hậu quả đáng tiếc cho người sử dụng.
Tham khảo thêm:
- [ Góc giải đáp] Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?
- Cách trị máu nhiễm mỡ tại nhà đơn giản, hiệu quả
Kết luận
Thuốc hạ mỡ máu gần giống như con dao hai lưỡi. Chúng có thể điều trị tốt bệnh mỡ máu nhưng cũng có thể là loại thuốc độc hại bạn nếu không tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ. Qua bài viết hy vọng bạn đã có thể nắm được thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu rồi chứ. Nếu còn thắc mắc về bệnh mỡ máu và cần thêm tư vấn hãy liên hệ cho Nesfaco theo địa chỉ:
CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: https://ondinhtieuduong.com
- Email: info@nesfaco.com