Thuốc Ức Chế Renin Là Thuốc Gì? Cách Sử Dụng Như Thế Nào?

Đứng trước những thách thức về tỷ lệ người mắc bệnh cao huyết áp ngày càng gia tăng, các chuyên gia dược học đã nghiên cứu và phát triển thuốc ức chế renin, một trong những loại thuốc quen thuộc dành cho bệnh nhân cao huyết áp. Sự ra đời của thuốc ức chế renin đã khẳng định bước nhảy vọt trong ngành y học, mở ra cánh cửa cứu sống những bệnh nhân mắc phải căn bệnh cao huyết áp.

Mục lục bài viết

Thuốc ức chế renin là gì?

Thế hệ thuốc ức chế renin đầu tiên được đưa vào thử nghiệm lâm sàng từ những năm 70 của thế kỷ XX với cái tên là Aliskiren. Qua hàng chục năm nghiên cứu và phát triển các thế hệ thuốc thì đến năm 2007, Aliskiren đã được Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)  phê duyệt là loại thuốc ức chế renin trực tiếp duy nhất, cho phép điều trị tăng huyết áp.

Vậy renin là gì? Renin là một enzyme được sản xuất ở vỏ thận khi lưu lượng máu qua cơ quan này giảm đi đáng kể. Chính chất này tham gia vào một giai đoạn trong quá trình hình thành angiotensin II – chất làm tăng huyết áp. 

Khi bệnh nhân cao huyết áp dùng thuốc ức chế men chuyển ACE để hạ huyết áp, sẽ không ức chế hoàn toàn hệ thống renin – angiotensin – aldosterone. Từ đó gây tác động ngược làm tăng renin trong huyết tương. Vậy nên, nhóm thuốc ức chế renin có tác dụng kiểm soát huyết áp tốt hơn. 

Sơ đồ tác động của thuốc ức chế renin khi vào cơ thể
Sơ đồ tác động của thuốc ức chế renin khi vào cơ thể

Các loại thuốc ức chế renin

Nhóm thuốc ức chế renin bao gồm một số loại sau đây:

Pepstatin

Là thuốc ức chế renin đầu tiên được tổng hợp, có cấu trúc peptide tương tự với angiotensinogen, nhưng dược động học kém nên điều trị không hiệu quả. 

Ramikiren, enalkiren và zankiren

Là những thuốc ức chế renin thế hệ thứ hai, đều có cấu trúc tương tự như cấu trúc của peptide. Tuy nhiên, ở nhóm thuốc này vẫn còn tồn tại các hạn chế như  hoạt tính ức chế renin thấp, sinh khả dụng kém và thời gian bán thải ngắn. 

Aliskiren –  Thế hệ tỏa sáng của thuốc ức chế renin

Là chất ức chế renin thế hệ thứ 3 và là chất duy nhất được công nhận và đưa vào điều trị cao huyết áp.  Aliskiren không có cấu trúc tương tự peptide và được khuyến cáo làm giảm huyết áp đáng kể so với giả dược. Các bệnh nhân thuộc các dân tộc, tuổi, giới tính, bị suy gan, suy thận và đi kèm bệnh lý tiểu đường đều không ảnh hưởng đến dược động học aliskiren.

Không chỉ có tác dụng ức chế trực tiếp renin, Aliskiren còn ức chế cả 2 enzyme angiotensin I và angiotensin II. Do đó vừa giúp hạ được huyết áp mà lại không gây tăng hoạt tính của renin. Aliskiren được đào thải chủ yếu qua mật và chỉ khoảng 1% qua nước tiểu trong khoảng 23 – 36 giờ. 

So sánh công thức hóa học của Aliskiren và Irbesartan
So sánh công thức hóa học của Aliskiren và Irbesartan

XEM THÊM: Thuốc Ức Chế Men Chuyển Angiotensin Là Thuốc Gì? 

Lưu ý cách sử dụng thuốc ức chế renin 

Mặc dù tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, nhưng không phải bất kỳ đối tượng nào cũng thích hợp để sử dụng thuốc ức chế renin trong quá trình điều trị bệnh. Vì thế, việc nắm rõ liều dùng, đối tượng thích hợp  dùng thuốc này là thông tin thật sự cần thiết mà ondinhtieuduong.com muốn gửi đến trong phần cuối cùng của bài viết.

*Lưu ý: Dưới đây chỉ đề cập đến loại thuốc ức chế trực tiếp renin Aliskiren

Liều dùng thuốc Aliskiren

Với trường hợp bệnh nhân cao huyết áp là người trưởng thành và trẻ em từ 6 tuổi trở lên thì uống 150mg/ngày với liều khởi đầu. Sau đó, tùy vào khả năng đáp ứng và chịu đựng thuốc Aliskiren của bệnh nhân có thể tăng lên 300 mg/ngày. Thuốc nên uống vào cùng một thời gian mỗi ngày để phát huy hiệu quả tối đa. 

Lưu ý khi dùng thuốc Aliskiren không nên nạp quá nhiều chất béo trước đó vì nó sẽ làm giảm hiệu ứng của thuốc. Loại thuốc ức chế renin này không được phép sử dụng cho phụ nữ có thai vì gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. 

Tác dụng phụ của thuốc Aliskiren

Thuốc Aliskiren có thể gây một số tác dụng phụ sau, nếu triệu chứng nặng hãy ngưng dùng thuốc và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn:

  • Gây phù mạch dẫn đến phù nề các chi;
  • Gây dị ứng nổi mẩn đỏ đặc biệt ở vùng da mặt, phát ban;
  • Gây tiêu chảy;
  • Gây ho, đau đầu, buồn nôn;
  • Gây đau thắt vùng ngực;
  • Tăng lượng Kali trong máu;
  • Tăng nguy cơ mắc sỏi thận, gout, hoại tử thượng bì nhiễm độc.
Phụ nữ có thai tuyệt đối không sử dụng thuốc ức chế renin trực tiếp
Phụ nữ có thai tuyệt đối không sử dụng thuốc ức chế renin trực tiếp

Một số tương tác với thuốc khác

Ngoài những tác dụng phụ, Aliskiren có thể tương tác với một số loại thuốc khác khi dùng đồng thời, làm mất chức năng điều trị cao huyết áp của nó như:

  • Cyclosporine, itraconazole: Làm tăng nguy cơ hạ huyết áp quá mức.
  • Furosemide:  Làm tăng nguy cơ gây suy thận cấp.
  • ACEIs hoặc ARBs: Có thể gây hạ huyết áp quá mức, tăng kali trong máu và thay đổi chức năng thận.

Song song cùng việc điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các bệnh nhân cao huyết áp cần tìm cho mình thảo dược ổn định chỉ số huyết áp tốt và phù hợp thể trạng. Nếu bạn đang phân vân về vấn đề này thì có thể tham khảo sản phẩm thảo dược APHARIN của công ty NESFACO.

Các thành phần trong APHARIN đều là dược liệu quý tốt cho người bệnh huyết áp như hoài sơn, thục địa, đơn bì v.v…  Sản phẩm đã trải qua quá trình kiểm định chặt chẽ của Bộ Y Tế và đang được lưu hành trên toàn quốc. Vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm về tác dụng của thuốc thảo dược APHARIN  nhé.

CÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT:

Kết luận

Với những chia sẻ thực tế về thuốc ức chế renin như trên, ondinhtieuduong.com hy vọng bạn sẽ tìm ra được loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh cao huyết áp của mình. Hầu hết các trường hợp bệnh cao huyết áp sẽ kiểm soát được huyết áp thành công nhờ sử dụng đúng thuốc kết hợp thay đổi lối sống. Vì vậy, hãy luôn lạc quan và không phải lo nghĩ về vấn đề sức khỏe của mình nữa nhé! 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: www.Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button