Tìm hiểu quy trình tiêm tĩnh mạch chuẩn xác nhất

Tiêm tĩnh mạch là cách nhanh nhất để đưa thuốc nhanh nhất vào cơ thể. Đối với các điều dưỡng nắm bắt được quy trình tiêm tĩnh mạch là điều vô cùng cần thiết và quan trọng trong khi thực hiện nghĩa vụ cao cả của mình. Vậy quy trình tiêm tĩnh mạch này được thực hiện như thế nào? Để hiểu rõ chi tiết hơn mời bạn đọc tìm hiểu và tham khảo bài viết dưới đây của NESFACO.

Mục lục bài viết

Các chỉ định và chống chỉ định trong quy trình tiêm tĩnh mạch

Tiêm là phương pháp dùng bơm kim tiêm để đưa thuốc vào trong tĩnh mạch 1 cách nhanh nhất để thu lại hiệu quả cao.

tiêm tĩnh mạch
Kỹ thuật dùng kim tiêm vào tĩnh mạch

Chỉ định tiêm tĩnh mạch

Tiêm tĩnh mạch chỉ định dành cho những trường hợp như: bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân suy kiệt, người bệnh cần thấy tác dụng nhanh của thuốc, trường hợp cần đưa vào cơ thể 1 lượng thuốc lớn, các loại thuốc có thể gây hoại tử, không hấp thu qua đường tiêu hóa mà chỉ tiêm qua tĩnh mạch, truyền máu, truyền huyết tương, các loại huyết thanh trị liệu, người bệnh không uống được thuốc do bị nôn ói nhiều, chuẩn bị phẫu thuật, có tâm lý không hợp tác,…

Chống chỉ định khi tiêm tĩnh mạch

  • Thuốc tan trong dầu, thuốc tiêm nhanh nên dễ gây rối loạn nhịp tim.
  • Thuốc gây kích ứng mạnh cho hệ tim mạch như adrenalin, chỉ tiêm tĩnh mạch adrenalin trong trường hợp cấp cứu, huyết áp tụt, không bắt được mạch,…
  • Không tiêm tĩnh mạch ở những vị trí nhiễm trùng, bỏng.
  • Không tiêm tĩnh mạch ở đoạn cuối chi bị tê liệt, vị trí phù nề và các khớp.

Vị trí tiêm tĩnh mạch

Khi tiêm tĩnh mạch nên chọn vị trí tĩnh mạch vùng đầu 2 bên thái dương, tĩnh mạch ở tay, cổ tay, khuỷu tay, mu bàn chân, cổ chân,… chọn những tĩnh mạch to hiện rõ trên da

Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch

Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch trải qua các bước chuẩn bị, bước thực hiện và bước theo dõi sau tiêm tĩnh mạch.

Chuẩn bị trước quy trình tiêm tĩnh mạch

  • Điều dưỡng: rửa tay, mặc trang phục đúng quy định. Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết trước khi tiêm tĩnh mạch gồm: bơm kim tiêm, bông gạc, cồn, dây garo, hồ sơ bệnh án, túi đựng rác thải, thuốc tiêm,…
  • Bệnh nhân và gia đình: điều dưỡng giải thích về cách tiêm tĩnh mạch, làm theo chỉ dẫn của điều dưỡng trước khi tiêm.

Quy trình tiêm tĩnh mạch

Thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch phải đúng người, đúng bệnh, đúng thuốc, đúng thời gian và đúng liều dùng. Quá trình tiêm diễn ra như sau:

  • Điều dưỡng rửa tay, sát khuẩn các dụng cụ trước khi tiêm.
  • Pha thuốc đúng liều lượng và đảm bảo chất lượng của thuốc.
  • Lấy thuốc theo đúng chỉ định.
tiêm tĩnh mạch
Lấy đúng thuốc và đúng liều lượng thuốc là điều quan trọng khi thực hiện tiêm tĩnh mạch
  • Tìm vị trí tiêm, buộc dây garo trên vị trí cần tiêm cách 10-15 cm, sát khuẩn vị trí tiêm bằng bông thấm cồn.
  • Luồn kim vào trong lòng tĩnh mạch, tháo dây garo và bơm thuốc vào, trong quá trình tiêm chú ý quan sát biểu hiện của bệnh nhân.
  • Tiêm xong rút kim nhanh, đặt bông vào vị trí tiêm để cầm máu.
  • Hướng dẫn bệnh nhân nếu có gì bất thường thì báo ngay.
  • Dọn dẹp lại dụng cụ cho gọn gàng và ghi hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.

Theo dõi sau quy trình tiêm tĩnh mạch

Trong quá trình tiêm điều dưỡng phải theo dõi liên tục bệnh nhân, nếu bệnh nhân có biểu hiện sốc thuốc thì nên dừng tiêm ngay và báo cho bác sĩ để xử trí theo đúng phác đồ điều trị. Còn sau khi tiêm nên theo dõi kỹ các phản ứng diễn ra muộn như nổi mẩn tại vị trí tiêm hoặc toàn thân. Thông báo bệnh nhân nếu có gì bất thường nên báo ngay lập tức.

Một số lưu ý khi thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch

Những lưu ý này vô cùng quan trọng và cần thiết để quy trình tiêm tĩnh mạch diễn ra an toàn và không gặp nhiều biến chứng. Các lưu ý đó như sau:

tiêm tĩnh mạch
Theo dõi các phản ứng sau tiêm tĩnh mạch là điều rất cần thiết
  • Sử dụng băng gạc vô khuẩn để che lại vị trí đặt kim luồn tĩnh mạch.
  • Thay băng gạc thường xuyên khoảng 24 đến 48 giờ 1 lần, nếu không thể thay đổi vị trí đặt kim truyền thì nên báo ngay cho bác sĩ xử trí.
  • Nếu không cần sử dụng hoặc không cần đến nó nữa nên rút kim catheter ra để tránh nhiễm trùng gây khó chịu cho người bệnh.
  • Khi thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch, bệnh nhân cần phối hợp với nhân viên y tế để quá trình tiêm diễn ra tốt nhất.

Tham khảo thêm:

Lời kết

Trên đây là tất cả những thông tin về quy trình tiêm tĩnh mạch mà bạn nên biết. Nếu bạn là 1 sinh viên ngành ý đang học điều dưỡng hoặc đã đi làm thì việc nắm bắt quy trình sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và biết cách xử lý tình huống khi liên quan đến tiêm tĩnh mạch có thể xảy ra. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ là thông tin hữu ích đối với bạn trên con đường sự nghiệp nghề y cao cả mà mình đã chọn.

CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO

  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: https://ondinhtieuduong.com
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button