Khi mắc bệnh tiểu đường có nên ăn khoai tây hay không?

Các món ăn từ khoai tây là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày và mang đến nhiều thành phần dinh dưỡng. Nhưng khoai tây chứa những thành phần nào và liệu người mắc bệnh tiểu đường có nên ăn khoai tây hay không? Cùng NESFACO tìm hiểu chi tiết hơn thông qua nội dung bài viết sau.

Mục lục bài viết

Đặc điểm và thành phần của khoai tây

Khoai tây là gì?

Khoai tây chứa nhiều chất đạm và carbohydrate

Khoai tây là một loại rau củ thuộc họ Solanaceae và được gọi với tên tiếng Anh Solanum tuberosum. Đây là loại cây ngắn ngày được trồng rộng rãi tại nhiều quốc gia bởi vừa dễ trong vừa có hàm lượng dinh dưỡng cao. Phần sử dụng chính của cây khoai tây là củ, có thể dùng củ để chế biến nhiều món ăn khác nhau như chiên, luộc, hấp, nghiền, nướng,…và phù hợp với mọi lứa tuổi.

Thành phần dinh dưỡng có trong khoai tây

Ngoài nước, thành phần chính có trong khoai tây là carbohydrate và protein. Bên cạnh đó, củ còn chứa chất xơ, khoáng chất cùng nhiều thành phần có lợi khác cho sức khỏe như vitamin C, kali, folate và vitamin B6. Đặc biệt, lượng chất béo gần như không tồn tại trong khoai tây, cứ 100 gram khoai tây chỉ chứa khoảng 0.1 gram chất béo. Ngoài ra, lượng đường trong khoai tây cũng thấp, do đó, ăn khoai tây sẽ có thể kiểm soát được cân nặng, huyết áp và lượng đường trong máu.

Tiểu đường có nên ăn khoai tây?

Khoai tây ảnh hưởng như thế nào khi bị tiểu đường?

Ăn khoai tây có thể làm tăng lượng đường trong máu

Cứ mỗi 100 gram khoai tây sẽ có đến 20,1 gram carbohydrate, khi ăn khoai tây, lượng carbohydrate này sẽ chuyển thành đường đơn làm tăng lượng đường trong máu. Đối với người khỏe mạnh, lượng đường tiếp tục được insulin chuyển hóa thành năng lượng và cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể.

Tuy nhiên, khi cơ thể mắc bệnh tiểu đường, nếu ăn quá nhiều khoai tây có thể làm đường trong máu tăng đột ngột. Nguyên nhân chính do khả năng cung cấp hormone insulin của tuyến tụy bị rối loạn. Nói cách khác, khi bị tiểu đường tốt hơn hết nên tránh sử dụng khoai tây, bởi đường huyết tăng rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng liên quan tim mạch, thần kinh, gan, thận và thị lực.

Lượng khoai tây có thể sử dụng khi bị tiểu đường

Tùy theo tình trạng sức khỏe đường huyết tăng của mỗi người mà nên sử dụng lượng carbohydrate sao cho thích hợp. Cụ thể, mỗi 100 gram khoai tây sẽ chứa 20,1 gram carbohydrate. Trong khi đó, nếu huyết áp tăng nhẹ có thể dung nạp từ 100 gram carbohydrate đến 150 gram carbohydrate tương đương 500 gram đến 700 gram khoai tây.

Một số trường hợp đường huyết tăng cao chỉ nên cung cấp từ 20 gram carbohydrate đến 50 gram carbohydrate tương đương 100 gram khoai tây đến 250 gram khoai tây. Tuy nhiên, khi muốn kết hợp với nhiều thực phẩm khác cũng chứa carbohydrate, người ăn cần tăng giảm lượng khoai cho phù hợp.

>>Có thể bạn quan tâm: Người bị tiểu đường có nên dùng nhân sâm?

Lưu ý cho người tiểu đường khi sử dụng khoai tây

Khoai tây chiên có lượng carbohydrate tăng 3 lần

Người mắc bệnh tiểu đường có nên ăn khoai tây? Khoai tây được khuyên không nên sử dụng khi mắc bệnh tiểu đường bởi có hàm lượng carbohydrate cao. Nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng khác mà người dùng chưa nắm bắt. Do đó, ngay cả khi không mắc bệnh tiểu đường vẫn cần lưu ý những điểm sau khi dùng khoai tây:

Lượng carbohydrate trong khoai thay đổi theo cách chế biến

Tiểu đường có nên ăn khoai tây? Một điểm khác cần lưu ý khi dùng khoai tây đối với người tiểu đường chính là hàm lượng carbohydrate có thể thay đổi khi áp dụng các phương pháp chế biến khác nhau. Ví dụ, áp dụng với 80 gram khoai tây, lượng carbohydrate lần lượt như sau:

  • Khoai nguyên củ chứa 11,8 gram carbohydrate
  • Khoai luộc tăng lên đến 15,7 gram carbohydrate
  • Nướng trong lò vi sóng lượng carbohydrate tăng đến 18.2 gram carbohydrate
  • Khoai tây chiên giòn đẩy lượng carbohydrate tăng cao đột ngột đến 36,5 gram

>>Có thể bạn quan tâm: Sử dụng tỏi đen trị tiểu đường như thế nào?

Những trường hợp cần tránh dùng khoai tây

Tiểu đường có nên ăn khoai tây? Tránh dùng khoai tây mọc mầm

Tránh dùng khoai tây héo, đã mọc mầm hoặc có dấu hiệu ngả màu xanh. Đúng vậy, trong khoai tây héo sản sinh một lượng độc tố gọi là solanine rất có hại cho thần kinh. Ngoài ra, ở nếu để quá lâu, những mầm mọc ra từ khoai tây ngoài chứa solanine còn bao gồm chaconine không những ảnh hưởng đến hệ thần kinh còn làm tăng nguy cơ ngộ độc.

Đặc biệt, ở những củ khoai tây có màu xanh, chứng tỏ khoai đã bị phơi ra ánh sáng quá nhiều khiến lượng solanine gia tăng đáng kể. Trong những trường hợp trên, tốt hơn hết nên bỏ đi các củ khoai để đảm bảo sức khỏe an toàn cho sức khỏe. Như vậy, thay vì chọn khoai tây làm thành phần của bữa ăn hàng ngày nên thay thế bằng nhiều thực phẩm có lợi khác như: bí đao, rau cần tây, cà rốt, rau bina, súp lơ, yến mạch,…

Kết luận

Nói tóm lại, người mắc bệnh tiểu đường có nên ăn khoai tây? Khoai tây tuy giàu dinh dưỡng nhưng người tiểu đường chỉ nên dùng một lượng nhỏ hoặc tránh sử dụng. Tùy theo tình trạng sức khỏe đường huyết mà mỗi người được yêu cầu đảm bảo liều lượng khoai tây thích hợp. Bên cạnh đó, chỉ nên chế biến luộc hoặc nướng thay vì chiên xào để tránh làm lượng carbohydrate tăng đột ngột.

Tham khảo thêm các bài viết cùng chuyên mục từ NESFACO

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ: Tòa nhà GIC, Lầu 1, 228B Bạch Đằng, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline: 0866.626.768 – 0913.141.131
  • Website: Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button