Tiểu đường type 1.5 nguy hiểm và khó nhận biết

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm và xuất hiện ngày càng nhiều do tính chủ quan trong ăn uống và chăm sóc sức khỏe. Theo ước tính, trong tổng số những bệnh nhân được chẩn đoán bị tiểu đường type 2 lại có 10% bị tiểu đường type 1.5. Vậy chứng đái tháo đường type 1.5 có những biểu hiện như thế nào và ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe người bệnh? Hãy cùng NESFACO làm rõ vấn đề trên thông qua nội dung bài viết sau.

Mục lục bài viết

Đôi nét về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường xuất hiện ở người thừa cân

Thế nào là đái tháo đường? Bệnh đái tháo đường xảy ra khi xuất hiện tình trạng chuyển hóa không đồng nhất, có sự rối loạn về khả năng tiết insulin ở tuyến tụy hoặc gia tăng glucose hơn bình thường. Theo đó, bệnh nhân thường được phân chia thành ba dạng chủ yếu, bao gồm: Đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Ngoài ra, một số bệnh lý khác hoặc quá trình điều trị bệnh cũng có thể khiến bệnh nhân mắc phải chứng rối loạn đường huyết. Cụ thể:

  • Chứng tiểu đường type 1 xảy ra do hệ miễn dịch tiêu diệt những tế bào beta tại tuyến tụy khiến khả năng sản xuất insulin bị ảnh hưởng nghiêm trọng và không thể cung cấp đầy đủ cho cơ thể trong quá trình chuyển hóa năng lượng.
  • Chứng tiểu đường type 2 có nguyên nhân từ sự suy giảm chức năng của tế bào beta tuyến tụy dựa trên nền tảng đề kháng insulin.
  • Người mắc chứng tiểu đường thai kỳ thường không có bệnh lý tiểu đường trước đó, bệnh có thể diễn ra ở 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ và sẽ ổn định nếu được chăm sóc đúng cách.

Tiểu đường type 1.5 là gì?

Ngoài các loại tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ còn có một loại bệnh tiểu đường khác tồn tại gọi là tiểu đường type 1.5. Theo khoa học, tiểu đường type 1.5 gọi là Latent Autoimmune Diabetes of Adults, viết tắt LADA. LADA có ý nghĩa là chứng đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người trên 30 tuổi.

Có thể nói, đây là một dạng biểu hiện của tiểu đường type 1. Trong đó, có thêm sự xuất hiện của những tự kháng thể chống tiểu đảo tụy và kháng thể GADA. Ngoài ram tiểu đường type 1.5 cũng thể hiện những đặc điểm giống tiểu đường type 2 như: bệnh khởi phát muộn, thường có nguy cơ mắc bệnh cao thông qua yếu tố di truyền hoặc khi cơ thể thừa cân.

>>Có thể bạn quan tâm: Sử dụng tỏi đen trị tiểu đường như thế nào?

Phân biệt tiểu đường type 1.5 và tiểu đường type 2

Tiểu đường type 1.5 có cả biểu hiện của type 1 và type 2

Như đã nói, ở bệnh nhân mắc chứng đái tháo đường type 1.5 sẽ tồn tại cả các đặc điểm của đái tháo đường type 1 và 2. Cụ thể, khi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu tiểu đường, người mắc tiểu đường 1.5 không xuất hiện các dấu hiệu của đái tháo đường type 1. Do đó, các chẩn đoán nghiên về chứng tiểu đường type 2 bởi lúc này sự hoạt động của tuyến tụy trong việc sản xuất insulin vẫn diễn ra bình thường, chưa có dấu hiệu thiếu hụt rõ rệt.

Tuy nhiên, trong diễn biến của bệnh tiểu đường type 1.5, các biểu hiện của tiểu đường type 2 lại không xuất hiện mà thay và đó là sự đáp ứng miễn dịch hoàn toàn giống ở những bệnh nhân mắc chứng đái tháo đường type 1. Nói cách khác, các tế bào beta trong tuyến tụy với chức năng sản sinh insulin lúc này bắt đầu bị bài trừ bởi hệ miễn dịch. Tuy nhiên, quá trình “tiêu diệt” diễn ra khá chậm chạp không nhanh chóng như biểu hiện của tiểu đường type 1.

Sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 1.5

Bệnh không có biểu hiện rõ rệt

Tiểu đường type 1.5 thường xuất hiện ở những người cao tuổi nhưng lại rất khó phát hiện nếu không được thường xuyên khám sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ dàng trở nên nghiêm trọng hơn trong thời gian ngắn nếu người bệnh có thói quen thường xuyên ăn đồ ngọt hoặc sử dụng quá nhiều tinh bột trong bữa ăn hàng ngày.

>>Có thể bạn quan tâm: Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được măng không?

Khó phân biệt với tiểu đường type 2

Cần xét nghiệm máu để phân biệt tiểu đường type 1.5 và type 2

Để biết chính xác bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 hay type 1.5, giải pháp hiệu quả nhất được áp dụng là tiến hành xét nghiệm máu để xác định sự có mặt của kháng thể protein. Trong trường hợp chưa phân biệt được bệnh, việc điều trị có thể không hiệu quả như mong đợi khi dùng thuốc dành cho bệnh nhân tiểu đường type 2 trong khi lại mắc tiểu đường type.

Trong khi đó, nếu được phát hiện sớm bệnh sẽ rất dễ khắc phục và ổn định lâu dài ngược lại càng để lâu lại càng nguy hiểm và có thể bất ngờ gây ra biến chứng nguy hiểm. Đúng vậy, các giải pháp y học có thể giúp người bệnh duy trì sự tồn tại của những tế bào beta lâu hơn và cung cấp insulin kịp thời. Do đó, người cao tuổi hoặc có bệnh sử được khuyên nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường của cơ thể.

Kết luận

Nói chung, bệnh tiểu đường type 1.5 thường có những biểu hiện không rõ ràng và dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Để đảm bảo sự an toàn, tốt hơn hết người bệnh cần thường xuyên khám sức khỏe và thực hiện chế độ ăn uống khoa học, thanh đạm. Hy vọng những chia sẻ từ NESFACO giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button