Nhiều người cho rằng, cao huyết áp là “bệnh của người già” nên trẻ em sẽ không mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ hoàn hoàn sai lầm. Hiện nay, độ tuổi mắc cao huyết áp ngày càng trẻ hóa, chính vì vậy trẻ em cũng là một trong những đối tượng có thể mắc phải căn bệnh này. Vậy thực hư trẻ em có bị bệnh huyết áp không, cùng tìm hiểu trong bài viết sau với ondinhtieuduong.com nhé!
Mục lục bài viết
Những dấu hiệu quan trọng để nhận biết cao huyết áp ở trẻ em
Nếu bạn nghe đến cao huyết áp ở người lớn, bạn có thể thấy đây là một thông tin hết sức bình thường. Tuy nhiên huyết áp cao ở trẻ em lại là một hiện tượng lạ đúng không nào. Câu hỏi trẻ em có bị bệnh huyết áp không khiến bạn cảm thấy đầy nghi hoặc. Huyết áp cao ở trẻ em tuy lạ lẫm nhưng là căn bệnh đã và đang có nhiều trẻ em mắc phải, vậy cách nhận biết căn bệnh này ở trẻ như thế nào?
Khác với người lớn, với trẻ em không có mức huyết áp cụ thể để kết luận liệu với chỉ số đo trẻ có bị huyết áp hay không. Nếu nghi ngờ huyết áp của bé có vấn đề, bé sẽ được đo huyết áp liên tục, nếu chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường ở 95% số bé cùng độ tuổi, chiều cao và giới tính, bé được xem là có thể mắc huyết áp cao.
Trẻ em bị huyết áp cao thường cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, bé bị nôn, vã nhiều mồ hôi, giảm thị lực, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi,… Như đã đề cập, huyết áp cao ở trẻ em là hiện tượng ít xuất hiện nên nhiều phụ huynh không chú ý và thường nhầm lẫn với các căn bệnh khác.
Tuy nhiên, nếu bé gặp vấn đề với huyết áp, đây hoàn toàn có thể là nguyên nhân khiến bé gặp nguy hiểm về sức khỏe hay tính mạng. Trẻ bị huyết áp cao có thể dẫn đến một số biến chứng, chính vì vậy phụ huynh cần hết sức chú ý đến các dấu hiệu để có biện pháp xử lý kịp thời.
BẠN NÊN BIẾT: Bệnh huyết áp cao là gì?
Nguyên nhân dẫn nào dẫn đến bệnh cao huyết áp ở trẻ
Hiện nay huyết áp cao ở trẻ em chưa thực sự xuất hiện nhiều nên khi nghe câu hỏi trẻ em có bị bệnh huyết áp không, nhiều người ngay lập tức khẳng định chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra. Tuy nhiên, huyết áp có mối quan hệ mật thiết với cách sinh hoạt và ăn uống. Với chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học có thể chính là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh cao huyết áp ở trẻ.
- Trẻ càng nhỏ tuổi thì khả năng chuẩn đoán bệnh cao huyết áp càng khó hơn. Với các bé còn nhỏ, nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp có thể do biến chứng đến từ một căn bệnh khác. Trẻ sinh non là đối tượng cần đặc biệt chú ý bởi các bộ phận của trẻ như phổi, tim,…chưa thực sự phát triển toàn diện nên dễ bị ảnh hưởng.
- Với các bé lớn hơn hoặc độ tuổi thanh thiếu niên, nguyên nhân gây tăng huyết áp cũng rất khó xác định. Theo nhiều thống kê, với độ tuổi này, lí do khiến bé bị cao huyết áp có thể do béo phì, do thói quen lười vận động, ăn uống thiếu lành mạnh, thường xuyên ăn thức ăn nhanh,…
Cách phòng tránh huyết áp cao ở trẻ
Nếu bạn đặt câu hỏi: trẻ em có bị bệnh huyết áp không, chúng tôi có thể khẳng định trẻ em hoàn toàn có thể là đối tượng có thể bị huyết áp cao. Không những thế, nếu để tình trạng này nặng hơn, bé có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau. Chính vì vậy việc tìm hiểu các phương pháp để phòng tránh huyết áp cao ở trẻ là hoàn toàn cần thiết.
Cân đối để có được chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Việc ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất không chỉ giúp các bé phòng tránh được huyết áp cao mà còn giúp bé có được cơ thể khỏe mạnh, phát triển đúng với độ tuổi. Nếu bé đang bị béo phì, bạn hãy sắp xếp chế độ dinh dưỡng hạn chế chất béo bão hòa, bổ sung thêm các loại thực phẩm như: rau củ, hoa quả, các loại ngũ cốc,…Trong quá trình chế biến nên hạn chế lượng muối để giúp bé phát triển tốt hơn.
Thường xuyên vận động
Vận động là chiếc chìa khóa quan trọng giúp bé cải thiện vóc dáng, sức khỏe và huyết áp. Nếu bé đang bị huyết áp cao, bạn có thể cùng bé tập thể dục khoảng 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày. Việc các bé chỉ ngồi một chỗ xem ti vi, điện thoại hoặc chơi games sẽ khiến tình trạng bệnh của bé nghiêm trọng hơn.
XEM THÊM:
Điều trị với thuốc khi bệnh diễn biến phức tạp
Với trẻ em, việc dùng thuốc để điều trị bệnh vô cùng hạn chế. Tuy nhiên nếu bé đã áp dụng hết các biến pháp từ thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhưng vẫn không mang lại kết quả thì vào lúc này, bác sĩ cần phải kê đơn một số loại thuốc hỗ trợ cho bé.
Các loại thuốc thường được dùng phổ biến hiện nay là: thuốc ức chế men chuyển angiotensin , thuốc lợi tiểu hoặc thuốc ức chế beta. Với trẻ em, việc dùng các loại thuốc này cần đặc biệt lưu ý bởi phải dựa vào trình trạng bệnh, cân nặng, chiều cao. Chính vì vậy, phụ huynh không được tự ý mua thuốc và cho con uống mà phải qua kiểm tra, tư vấn từ bác sĩ.
Kết luận
Tăng huyết áp ở trẻ là vấn đề mà phụ huynh cần chú ý, chính vì vậy nếu nhận thấy bé có dấu hiệu bất thường, hãy đưa bé đi khám để có thể được kiểm tra kịp thời. Ondinhtieuduong.com đã cùng bạn giải đáp câu hỏi trẻ em có bị bệnh huyết áp không một cách đầy đủ và bao quát nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều thông tin hơn về căn bệnh này, thì hãy thường xuyên theo dõi các bài viết trên Ondinhtieuduong.com nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ công ty: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com