Xương là 1 phần trong cấu trúc của cơ thể, chúng có chức năng nâng đỡ toàn bộ cơ thể và giúp con người di chuyển được dễ dàng hơn. Trong đó tủy xương nằm trong cấu trúc của xương và đóng 1 vai trò rất quan trọng. Vậy tủy xương có chức năng gì? Mời bạn đọc tìm hiểu và theo dõi bài viết dưới đây của NESFACO để biết chi tiết rõ nhất.
Mục lục bài viết
Tủy xương là gì?
Trước khi tìm hiểu tủy xương có chức năng gì thì chúng ta đi tìm hiểu khái niệm của tủy xương đã nhé! Tủy xương là 1 mô liên kết mềm có cấu trúc khá linh hoạt nằm ở trong các hốc xương. Đây là 1 phần của hệ bạch huyết có chức năng chủ yếu là sản xuất tế bào máu lưu trữ chất béo.
Có 2 loại tủy xương đó là tủy đỏ và tủy vàng. Từ khi sinh ra đến giai đoạn vị thành niên phần lớn xương của chúng ta là tủy đỏ. Từ giai đoạn trưởng thành trở đi thì lượng tủy đỏ dần bị thay thế bằng tủy vàng. Hằng ngày, tủy xương có thể tạo ra hàng trăm tỷ tế bào máu mới và thay thế các lượng hồng cầu già yếu đã mất đi.
Cấu trúc của tủy xương
Tủy xương được tách thành 2 phần: phần có mạch và phần không có mạch. Phần mạch máu chứa các tế bào máu cung cấp chất dinh dưỡng cho xương và vận chuyển các tế bào gốc máu, các tế bào máu trưởng thành ra khỏi xương tham gia vào hệ thống vòng tuần hoàn trong cơ thể. Còn phần không có mạch máu của tủy xương là nơi diễn ra quá trình tạo máu hoặc hình thành tế bào máu. Khu vực này chứa các tế bào máu chưa trưởng thành, tế bào mỡ, bạch cầu và các sợi phân nhánh mỏng của mô liên kết dạng lưới.
Tủy xương có chức năng gì?
Như đã phân tích ở phần khái niệm trước khi tìm hiểu tủy xương có chức năng gì thì ta đã thấy tủy xương gồm 2 loại là: tủy đỏ và tủy vàng. Chức năng của từng loại tủy xương như sau:
Tủy đỏ
Tủy đỏ tham gia vào trong quá trình tạo ra máu. Các tế bào gốc tạo máu có trong tủy đỏ phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau như: hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu. Hồng cầu là tế bào giúp mang máu giàu oxy đến các cơ quan trong cơ thể, tiểu cầu hỗ trợ làm đông máu giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu xảy ra khi da chúng ta bị xây xát. Bạch cầu có rất nhiều tế bào khác nhau giúp xây dựng hệ thống miễn dịch để ngăn ngừa vi khuẩn, virus tấn công.
Khi cơ thể càng lớn thì tủy đỏ bị thay thế dần bằng tủy vàng và lúc này tủy đỏ chỉ còn nằm giới hạn ở 1 số bộ phận như: xương sọ, xương sống, xương chậu, xương sườn, xương ức, xương bả vai, xương cuối cánh tay, cuối xương đùi, cuối xương cẳng chân.
Tủy vàng
Tủy vàng bao gồm các tế bào mỡ và không có các mạch máu nên nó tham gia vào quá trình dự trữ chất béo. Chất béo trong tủy vàng được dự trữ tại các tế bào mỡ nên khi cơ thể cần, lượng chất béo này sẽ sử dụng để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Tủy vàng chứa các tế bào gốc trung mô được phát triển trong xương, mỡ, dây chằng hoặc các tế bào cơ.
Tủy vàng có nhiều trong xương xốp và trong trục của xương dài trên cơ thể. Vì 1 số lý do nào đó khiến nguồn cung cấp máu giảm xuống, lúc này tủy vàng sẽ được chuyển đổi thành tủy đỏ để tạo ra nhiều tế bào máu hơn.
Tình trạng nào sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tủy xương?
Tủy xương có vai trò rất quan trọng để tạo ra các tế bào máu, do đó có rất nhiều tình trạng làm ảnh hưởng đến tủy xương. Các tình trạng liên quan đến tủy xương đều gây ra các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, tăng khả năng nhiễm trùng do cơ thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch, khó thở, dễ chảy máu và bầm tím,…Dưới đây sẽ là 1 số tình trạng làm ảnh hưởng đến tủy xương:
Leukemia
Leukemia là một loại bệnh ung thư làm ảnh hưởng đến cả tủy xương và hệ bạch huyết. Bệnh này xảy ra khi các tế bào máu bị đột biến gen khiến chúng phát triển và phân chia nhanh hơn các tế bào máu khỏe mạnh. Theo thời gian, Leukemia sẽ lấy đi các chất dinh dưỡng của các tế bào tủy xương khỏe mạnh. Có 1 số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh như: phơi nhiễm với một số hoá chất, phơi nhiễm với các chất phóng xạ, bệnh di truyền.
Thiếu máu không tái tạo
Thiếu máu không tái tạo xảy ra khi tuỷ xương không sản xuất đủ lượng các tế bào hồng cầu sinh máu mới. Bệnh khiến các tế bào gốc trong tủy xương bị tổn thương khiến chúng khó phát triển để hình thành các tế bào mới. Tổn thương các tế bào gốc có thể là do: phơi nhiễm chất độc, chất phóng xạ, mắc phải các bệnh truyền nhiễm hoặc do yếu tố di truyền bẩm sinh.
Rối loạn tăng sinh tủy
Rối loạn tăng sinh tủy là các tế bào gốc trong tủy xương phát triển không bình thường so với các tế bào khác dẫn đến một loạt các hiện tượng bất thường trong tế bào máu. Có nhiều loại rối loạn tăng sinh tủy như:
- Nguyên phát: tế bào hồng cầu không phát triển bình thường và có hình dạng bất thường làm giảm số lượng hồng cầu sản xuất ra.
- Bệnh đa hồng cầu: tủy xương sản xuất quá nhiều hồng cầu làm chúng tích tụ lại gây ra sưng phù, gây đau đớn.
- Tăng tiểu cầu bản chất: tủy xương sản xuất quá nhiều tiểu cầu khiến máu bị đặc và quánh làm tốc độ trao đổi chất trong cơ thể kém.
- Do hội chứng sản xuất eosinophil quá nhiều có thể gây ngứa hoặc sưng phù quanh mắt và môi.
- Bệnh của tế bào mast: do có quá nhiều tế bào mast làm ảnh hưởng đến chức năng da, lách, tuỷ xương hoặc gan.
Tham khảo thêm:
- Một số cách thanh lọc cơ thể hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay
- Giãn tĩnh mạch chân và cách điều trị mà bạn cần biết
Lời kết
Bài viết bên trên của NESFACO đã giúp bạn hiểu được tủy xương có chức năng gì? Tủy xương có vai trò vô cùng quan trọng sự phát triển cơ thể của con người và không thể thiếu được. Dù là bất cứ 1 bộ phận nào trên cơ thể bị thiếu thì chúng sẽ không hoàn chỉnh để tạo nên con người. Hy vọng bài viết này sẽ thật sự hữu ích đối với bạn đọc khi tìm hiểu về chức năng của tủy xương.
CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: www.ondinhtieuduong.com
- Email: info@nesfaco.com