[ Góc giải đáp] Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Bệnh máu nhiễm máu ngày càng trở nên phổ biến ở xã hội hiện đại. Kéo theo đó là sự xuất hiện của rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh nhiễm mỡ máu này. Vậy “uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?” Chính là câu hỏi, băn khoăn của rất nhiều người bị bệnh máu nhiễm mỡ. Hãy cùng Nesfaco tìm hiểu vấn đề trong bài viết này nhé!

Mục lục bài viết

Máu nhiễm mỡ là gì

Máu nhiễm mỡ là một bệnh phổ biến hiện nay. Theo thống kê ở Việt Nam có 29% người trưởng thành bị rối loạn lipid máu. Căn bệnh này thường xuất hiện ở những người ngoài 40 tuổi nhưng hiện nay đã trẻ hóa xuất hiện ở những người trong độ tuổi 30.

Đây là căn bệnh rất khó phát hiện trong thời gian đầu và không thể quan sát thấy được. Muốn phát hiện được căn bệnh này cần xét nghiệm máu và thông qua 4 chỉ số thành phần trong máu để đánh giá tình trạng  cũng như phát hiện ra căn bệnh này.

uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không
Máu nhiễm mỡ đang trở thành một căn bệnh rất phổ biến

Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không

Thuốc giảm mỡ máu thông thường chỉ áp dụng đối với những người bệnh nặng hoặc đã có biến chứng nguy hiểm như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch…Tuy mang lại hiệu quả cao nhưng đi kèm với nó là nhiều tác dụng phụ.

Đối với hệ tiêu hóa

Tác dụng phụ của thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa như: đầy hơi, khó tiêu, táo bón, đau bụng, tiêu chảy

Đối với hệ thần kinh

Tuy rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra tình trạng phù mạch thần kinh, chuột rút hay các vấn đề về thần kinh ngoại biên.

Đối với gan và mật

Tác dụng phụ của thuốc có thể làm tăng men gan, rối loạn chức năng gan. Các trường hợp viêm gan cấp hoắc có men gan tăng cao kéo dài thì chống chỉ định dùng thuốc giảm mỡ máu.

Đối với da, cơ và khớp

Tác dụng phụ của thuốc có thể gây kích ứng da, nổi mề đay, ngứa, đau nhức cơ, mỏi khớp. Những người có tiền sử các bệnh về xương khớp cũng không nên sử dụng thuốc giảm mỡ máu này.

uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không
Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không

Một số nhóm thuốc điều trị giảm mỡ máu hiện nay

Khi mắc máu nhiễm mỡ ở cấp độ nặng thì nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Một số nhóm thuốc trị mỡ máu phổ biến trên thị trường hiện nay được bác sĩ chỉ định như:

Nhóm statin

Đây là nhóm thuốc có tác dụng ức chế  HMG-CoA  kiểm soát mức độ sản xuất cholesterol. Nhóm thuốc này có khả năng giảm mức cholesterol từ 30 tới 60%. Chúng làm chậm đi quá trình sản xuất cholesterol, có khả năng loại bỏ đi các cholesterol xấu. Đồng thời statin có khả năng làm tăng các cholesterol tốt, giảm lượng cholesterol toàn phần và triglycerid.

Tuy nhiên bạn không nên sử dụng nó nếu dị ứng với các thành của chúng, đang mang thai hoặc dự định mang thai, đang cho con bú, có tiền sử mắc bệnh gan, uống nhiều rượu

Trong trường hợp sử dụng satin thấy đau nhức toàn thân, nôn mửa, nước tiểu có màu nâu thì nên ngừng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ của bạn.

Thuốc cô lập axit mật

Thuốc có tác dụng liên kết với các axit mật có chứa cholesterol trong ruột và loại bỏ chúng ra ngoài qua đường bài tiết. Thuốc có tác dụng làm giảm cholesterol từ 15 tới 20%. Có thể kết hợp với statin để tăng thêm hiệu quả. Tuy nhiên loại thuốc này không có tác dụng làm giảm triglyceride. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón, đầy hơi, buồn nôn.

Thuốc ức chế PCSK9

Thuốc chỉ sử dụng cho người lớn bằng cách tiêm dưới da 2 tuần một lần hoặc một tháng một lần. Thuốc có tác dụng điều trị cho người mắc chứng tăng cholesterol dị hợp tử, tăng cholesterol gia đình đồng hợp tử. Nói chung là điều trị bệnh mang tính di truyền.

Một số lưu ý khi sử dụng loại thuốc này là không nên sử dụng cho những người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc như: nổi mề đay toàn thân, ngứa, phát ban. Nếu có biểu hiện nghiêm trọng thì nên dừng uống thuốc. Ngoài ra thuốc còn một số tác dụng phụ như:tiêu chảy, đau cơ, tăng men gan.

Thuốc ức chế hấp thụ cholesterol

Thuốc có tác dụng làm giảm hấp thu cholesterol có chọn lọc. Thuốc có khả năng làm giảm cholesterol từ 20 tới 30 % và giảm nhẹ triglycerid. Thuốc còn có thể kết hợp với statin để tăng hiệu quả giảm cholesterol từ 2 tới 3 lần.

Thuốc cũng có thể gây một số tác dụng phụ như: đau bụng, tiêu chảy, đau cơ, viêm xoang. Một số trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc có thể gây buồn nôn, viêm tụy, phát ban, tổn thương cơ.

uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không
Uống thuốc điều trị mỡ máu cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Thuốc axit nicotinic( niacin)

Đây là một loại vitamin B có khả năng tan trong nước, có khả năng cải thiện nồng độ của các lipoprotein trong máu. Thuốc có tác dụng làm tăng cholesterol tốt HDL và giảm tỷ lệ cholesterol toàn phần, cholesterol LDL và các chất béo trung tính.

Thuốc có một số tác dụng phụ như gây bốc hỏa,  đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, loét dạ dày. Ngoài ra còn các vấn đề về gan, bệnh gút và làm lượng đường trong máu cao.Vì vậy không nên sử dụng thuốc cho người tiểu đường.

Tham khảo thêm:

Kết luận

Qua những chia sẻ ở bài viết, bạn đã trả lời cho mình được những băn khoăn uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không rồi chứ. Nếu còn thắc mắc về bệnh máu nhiễm mỡ hãy liên hệ ngay với Nesfaco theo địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO

  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: https://ondinhtieuduong.com
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button